Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

GỐC RỄ VĂN HÓA NGÀN VẠN NĂM TỔ TIÊN TRUNG QUỐC TRUYỀN LẠI CHÍNH LÀ NGŨ LUÂN, NGŨ THƯỜNG, TỨ DUY, BÁT ĐỨC

GỐC RỄ VĂN HÓA NGÀN VẠN

NĂM TỔ TIÊN TRUNG QUỐC TRUYỀN

LẠI CHÍNH LÀ NGŨ LUÂN, NGŨ

THƯỜNG, TỨ DUY, BÁT ĐỨC

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Quý vị xem trong Đệ Tử Quy sẽ thấy, chẳng phải dùng để dạy trẻ đọc hay học thuộc, hay kể cho trẻ nghe, mà chính là cha mẹ phải làm cho trẻ nhìn xem. Đứa trẻ mới sinh ra thì đã mở mắt để nhìn, dõng tai để nghe, nó đã bắt đầu học hỏi, bắt chước.

Thế nên giáo dục căn bản phải bắt đầu từ lúc nào?

Từ khi trẻ sinh ra đến ba tuổi là một ngàn ngày. Hiện giờ chúng ta đều không được hưởng nền giáo dục đó, nên ta chẳng có căn bản. Không có căn bản, chúng ta học bù thì chẳng ích gì. Ngoài đời quá nhiều cám dỗ, danh lợi sẽ khiến lòng ta thay đổi ngay lập tức.

Vì sao lại thế?

Vì nền tảng không vững chắc. Thậm chí nếu bạn không nghiêm túc học thì còn chẳng có cả rễ.

Đây là gì?

Đây là căn bản của giới luật.

Cho nên bao đời Phật Pháp ở Trung Quốc, dù là cư sĩ tại gia hay người xuất gia, xuất gia là Cao Tăng, tại gia là cao sĩ, cư sĩ là cao sĩ, đều có thành tựu, là gì?

Vì nhờ nền giáo dục căn bản đã thành công. Thời nay thì tìm khắp Thế giới cũng không đâu ra hạng cao nhân như thế, không tin quý vị cứ thử tìm xem.

Quý vị đi khắp Thế giới, người xuất gia có thể tìm ra một Ấn Quang Pháp Sư chăng?

Có thể tìm thấy một Đế Nhàn Pháp Sư chăng?

Tìm khắp Thế giới cũng không tìm thấy. Chúng ta hiện nay bất kể đức hạnh hay học vấn đều không bằng được các Ngài, cách biệt quá xa.

Còn cư sĩ tại gia thì ai sánh nổi Dương Nhân Sơn?

Đầu năm dân quốc cư sĩ Giang Vị Nông, Tưởng Duy Kiều tìm khắp Thế Giới cũng không ra. Đến người như cư sĩ Lý Bỉnh Nam cũng chẳng tìm được.

Quý vị thắc mắc nguyên nhân gì?

Chẳng phải do thiện căn phước đức của ta không bằng, tôi không tin những điều này. Thông minh trí huệ không bằng, tôi không tin. Do nền giáo dục ta thụ hưởng không còn, giáo dục căn bản không còn.

Cho nên Phật Pháp muốn hưng vượng đâu dễ. Có thể giống như tình hình khi Đạt Ma Tổ Sư sang Trung Quốc, một người truyền cho một, hai người, cứ truyền như thế thì phải ba, bốn đời mới thịnh được.

Bạn thấy Thiền Tông của Đạt Ma Tổ Sư truyền đến đời thứ sáu là Ngài Huệ Năng Đại Sư mới nở hoa kết quả. Năm đời phía trước đều đơn truyền, mỗi đời chỉ truyền một người, ngọn lửa cứ thế tương truyền, không dứt. Nhất định phải hiểu đạo lý này.

Trong xã hội hiện nay, bồi dưỡng nhân tài vô cùng khó khăn, vì sao vậy?

Vì họ thiếu nền giáo dục căn bản thuở nhỏ.

Từ lúc sinh ra đến năm ba tuổi là một ngàn ngày, thì trẻ em thời nay học được gì?

Toàn ngồi xem Ti vi, học được những cảnh bạo lực, sàm sỡ, sát đạo dâm vọng trong phim, họ học những điều này. Khi đến trường, học sinh Trung Quốc học thế nào tôi không rõ, nhưng trường ở Mỹ thì tôi biết.

Cháu của Hàn Quán Trưởng sinh ra ở Mỹ, học tiểu học ở Mỹ, mới lớp một đã sử dụng máy tính, trong máy tính có bài tập của cháu, có bài học của nó. Ngoài bài vở ra thì máy tính còn liên thông với máy tính khác và đủ thứ game, đủ thứ trò chơi, cháu rành hết. Thường thức của nó vô cùng phong phú, nhưng chưa được tiếp xúc nền giáo dục của Thánh Hiền.

Nếu được tiếp xúc liệu cháu có hiểu chăng?

Dù đời quá khứ có thiện căn cũng chẳng dễ gì tiếp thu, mà dù có tiếp thu liệu chịu được thử thách của danh lợi chăng?

Càng nghĩ càng thấy khó, càng thấy sợ. Cho nên chúng ta luôn khích lệ những bạn tu trẻ tuổi hãy tu hành thật sự, phải cứu Phật Giáo, cứu văn hóa truyền thống. Muốn văn hóa truyền thống được thịnh trở lại thì những gốc rễ sau đây cần lưu ý.

Gốc rễ văn hóa ngàn vạn năm Tổ Tiên Trung Quốc truyền lại chính là: Ngũ luân, ngũ thường, tứ duy, bát đức.

Dựa vào đâu?

Dựa vào Đệ Tử Quy, Cảm Ứng Thiên, Thập Thiện Nghiệp Đạo. Ba quyển này mà không còn thì chẳng còn gì nữa. Nghiên cứu Kinh Giáo là học thuật, chẳng ích gì.

***