Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

LÀM GƯƠNG CHO CHÚNG SANH, LÀM MÔ PHẠM CHO CHÚNG SANH NGHE THẤY, NHÌN THẤY, TIẾP XÚC ĐẾN, NGỘ NHẬP KHÔNG ĐẾ

LÀM GƯƠNG CHO CHÚNG SANH,

LÀM MÔ PHẠM CHO CHÚNG SANH

NGHE THẤY, NHÌN THẤY, TIẾP XÚC

ĐẾN, NGỘ NHẬP KHÔNG ĐẾ

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Chúng ta đọc trong bài Kệ Khai Kinh: Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai, Nghĩa chân thật của Như Lai là trực giác, vừa nghe là hiểu, đó chính là nghĩa của Như Lai. Thông qua tư duy, nghiên cứu tưởng tượng, đó không phải chân thật nghĩa của Như Lai, là ý của riêng mình. Đây là chỗ khó của Phật Pháp.

Chư vị Tổ Sư thường khảo nghiệm học trò: Anh biết chăng, ý của cái biết này rất thâm sâu, khi nào ta biết?

Nếu biết, vừa nghe lập tức khai ngộ, mở Kinh ra vừa xem cũng khai ngộ, đó là người biết. Người không biết mê vào trong ngôn ngữ, mê vào trong danh tướng, mê trong vọng tưởng của chính mình, điều này rất khó.

Trong Kinh Đại Bát Nhã nói: Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc. Bồ Tát ứng hóa tại thế gian, dùng trí tuệ chân thật, trí tuệ chân thật biểu hiện trong cuộc sống hằng ngày, đây gọi là phương tiện thiện xảo.

Thiện là tuyệt diệu, xảo là cực kỳ tuyệt diệu, vì sao vậy?

Vì họ có thể khởi phát khiến chúng sanh khai ngộ, soi sáng cho chúng sanh, giúp chúng sanh giác ngộ. Làm gương cho chúng sanh, làm mô phạm cho chúng sanh, khiến chúng sanh nghe thấy, nhìn thấy, tiếp xúc đến, ngộ nhập không đế. Tông Thiên Thai nói tam đế là không giả trung.

Thứ mười tám là vô tánh không. Pháp đã diệt rồi, là diệt vô vậy. Vô tánh không cũng gọi là vô pháp không. Pháp đã diệt rồi, diệt này cũng không có, diệt cũng không tồn tại, sanh diệt đều không tồn tại. Cho nên lại nói bất sanh bất diệt, vô sanh vô diệt.

Pháp khi nào diệt xong?

Sát na diệt xong.

Thế nào gọi là Sát na?

Hình dung tốc độ nhanh chóng của nó, thời gian ngừng lại của nó rất ngắn ngủi. Nhanh đến mức độ nào, ngắn đến mức độ, chúng ta không tưởng tượng được. Trong Kinh Nhân Vương, Đức Phật đưa ra một ví dụ nói cho chúng ta biết.

Phật nói, một khảy móng tay có sáu mươi Sát na, trong một Sát na có chín trăm lần sanh diệt. Đây là khi Đức Thế Tôn dạy học, đưa ra cho chúng ta một khái niệm thô thiển. Nếu so với Bồ Tát Di Lặc nói, sự sai biệt quá lớn. Đức Phật nói một khảy móng tay có sáu mươi Sát na, một Sát na có chín trăm lần sanh diệt, sáu mươi nhân cho chín trăm.

Bồ Tát Di Lặc nói với chúng ta, một khảy móng tay có bao nhiêu lần sanh diệt?

Có ba trăm hai mươi triệu lần sanh diệt, con số càng lớn hơn. Điều này nói rõ thật tướng các pháp. Với tốc độ nhanh chóng như vậy, Đức Phật nói sanh diệt đồng thời không có sanh diệt. Ta nhìn thấy sanh thì nó đã diệt từ lâu, ta thấy nó diệt không biết nó lại sanh bao nhiêu lần.

Hiện tượng này được giới khoa học cận đại phát hiện, thật là khó được, chứng minh những gì Đức Phật nói trong ba ngàn năm trước không phải giả, là thật.

Vậy tất cả pháp là có hay là không?

Chúng ta chưa chứng được, chỉ thấy trong Kinh Điển Đức Phật nói như thế. Chúng ta cũng có một chút sở ngộ, sở ngộ này gọi là giải ngộ, không phải chứng ngộ, chứng ngộ là thân chứng. Sự giải ngộ hiện nay của chúng ta, là hiện tượng nghe người chứng được nói ra.

Chúng ta chưa chứng, Thích Ca Thế Tôn đã chứng, Di Đà Như Lai đã chứng, chư vị pháp thân Bồ Tát chứng được. Chúng ta tin những người này, Đại Thánh Đại Hiền, họ không gạt người, những gì họ nói tuyệt đối là chân thật, chúng ta có thể tin. Họ chứng được thật tướng các pháp, mới thật sự buông bỏ được.

Vì sao chúng ta không buông được?

Vì chúng ta không biết chân tướng sự thật, xem những hiện tượng hư huyễn không thật này là thật. Còn khởi vọng niệm, muốn khống chế nó, muốn chiếm hữu nó. Sai lầm, thật là sai lầm.

***