Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

NGƯỜI CÓ THỂ HIẾU THUẬN CHA MẸ, HỄ CHẲNG LÀM CHUYỆN XẤU

NGƯỜI CÓ THỂ HIẾU THUẬN CHA MẸ, 

HỄ CHẲNG LÀM CHUYỆN XẤU

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Lão Nhân gia nêu ra so sánh cũng vô cùng hay. Vua Nghiêu tuổi đã già, muốn truyền lại ngôi Vua phải tìm một người tốt đẹp, tìm một người thật sự hiền năng.

Đến đâu để tìm?

Đi thăm dò khắp nơi.

Thời cổ tìm Hiền Nhân là tìm người như thế nào?

Tìm người hiếu thuận, chẳng cần xét gì khác, người ấy có thể hiếu thuận thì nhất định là người tốt. Tại Trung Quốc, từ đời Hán trở về sau. Nói thật ra, cũng thực hành chuyện tuyển cử.

Từ xưa đến nay, coi trọng tuyển cử, nhưng tuyển cử không nhất định là do dân chúng tuyển cử, mà do quốc vương, đại thần đi khắp nơi thăm dò để tuyển chọn, đề bạt người hiền, gọi là cử hiếu liêm. Cử là tuyển cử, tiến cử kẻ ấy.

Người như thế nào?

Hiếu liêm, liêm là liêm khiết. Người liêm khiết tuyệt đối chẳng tham ô, dẫu cuộc sống khổ sở, cũng chẳng đòi hỏi người khác một đồng nào.

Người như vậy thay dân chúng làm việc mới là công chánh, nghiêm minh. Tuyển cử người như vậy. Quan lại địa phương trước đây là Tri Huyện, Tri Phủ, giống như hiện thời chúng ta gọi là huyện thị trưởng, điều thứ nhất trong thành tích chánh trường của ông ta là vì quốc gia tiến cử, đề cử nhân tài.

Tuyển chọn, đề bạt nhân tài, quốc gia có ban thưởng, điều ấy được gọi là tiến hiền thọ thượng thưởng đề cử người hiền tưởng thưởng trọng hậu.

Vinh dự cao nhất của đất nước ban thưởng cho ai?

Thưởng cho người thay quốc gia đề bạt nhân tài. Người làm huyện thị trưởng, thường ra ngoài thăm dò, con cái nhà nào hiếu thuận, bèn chọn lấy, dùng kinh phí của quốc gia để lo cho nó học hành, vun bồi nó. Nếu gia cảnh nó thanh bần, quốc gia sẽ bù đắp.

Cổ Nhân thường nói: Trung thần xuất thân từ hiếu tử. Người có thể hiếu thuận cha mẹ, sẽ chẳng làm chuyện xấu. Làm chuyện xấu sợ có lỗi với cha mẹ.

Vì thế, trong nền giáo dục xưa kia, mọi người có quan niệm vinh tông diệu tổ rạng mày nở mặt tổ tiên, hành vi của ta trong suốt một đời luôn có thể làm cho cha mẹ, tổ tiên tăng thêm vinh dự, chẳng khiến cho tổ tiên, cha mẹ mất mặt. Hễ nghe nói kẻ nào đó làm chuyện xấu, hắn là con cái của người nào đó, cha mẹ kẻ ấy lắm nỗi sượng sùng.

Vì thế, con cái ở bên ngoài quyết định chẳng dám làm sai, làm quấy. Quốc gia tuyển cử lấy điều này làm tiêu chuẩn. Hiện thời, tiêu chuẩn tuyển cử chẳng còn nữa.

***