Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO, GIÁO DỤC HẠNH PHÚC MỸ MÃN - TẬP NĂM - PHƯƠNG PHÁP TU HỌC CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG

NHẬN THỨC PHẬT GIÁO

GIÁO DỤC HẠNH PHÚC MỸ MÃN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP NĂM

PHƯƠNG PHÁP TU HỌC

CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG
 

I. MỤC TIÊU TU HỌC
 

Mục tiêu tu học của Tịnh Độ Tông chúng ta là cầu sanh Tịnh Độ, đi gặp Phật A Di Đà. Phật A Di Đà đã làm hiếu đạo đến cứu cánh viên mãn.

Các vị thử nghĩ xem, nếu chúng ta không hiếu thuận cha mẹ thì bạn có thể đi đến Thế Giới Cực Lạc hay sao?

Bạn không thể nào đi được. Phật A Di Đà đại từ đại bi cũng không thể đem một người bất hiếu cha mẹ, cho dù bạn mỗi ngày niệm A Di Đà Phật. Một ngày niệm mười vạn danh hiệu Phật, nịnh bợ Phật A Di Đà, Phật A Di Đà cũng không thể vì tình riêng mà tiếp dẫn bạn.

Phật A Di Đà dạy bảo chúng ta như thế nào?

Tịnh Độ có ba Kinh một Luận, đây là Kinh Điển căn bản của Tịnh Độ. Ba Kinh chính là Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật, Kinh A Di Đà. Đây là Tịnh Độ ba Kinh. Trong ba Kinh lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm thứ nhất. Kinh Vô Lượng Thọ là khái yếu của Tịnh Tông, là khái luận của Tịnh Tông.

Kinh Vô Lượng Thọ đã đem Thế Giới Tây Phương Cực Lạc giới thiệu cho chúng ta rõ ràng tường tận. Còn Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật là giáo trình bổ sung của Kinh Vô Lượng Thọ.

Lý luận đối với Tây Phương Tịnh Độ trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật có bổ sung nói rõ những điểm trọng yếu: Phương pháp vãng sanh, mười sáu phép quán là đưa ra phương pháp, giảng nói phương pháp rất rõ ràng. Trên Kinh Vô Lượng Thọ chỉ giảng ba bậc vãng sanh. Trong Kinh Quán Vô Lượng Thọ thì giảng chín phẩm rất tỉ mỉ.

Đạo lý nhân quả, niệm Phật là nhân, vãng sanh thành Phật là quả. Những đạo lý của nhân quả, niệm Phật là nhân, vãng sanh thành Phật là quả. Những đạo lý này đã bổ sung giảng nói rất tường tận.

Phật Thuyết A Di Đà Kinh là tiểu bổn. Nội dung của quyển Kinh nhỏ này là khuyên chúng ta phải tin tưởng, phải phát nguyện, phải cầu sanh Tịnh Độ. 

Trong quyển Kinh nhỏ này, Thích Ca Mâu Ni Phật đã bốn lần khuyên bảo đối với chúng ta. Thật sự là hết lời khuyên bảo, một lần rồi hai lần, hai lần rồi ba lần, ba lần rồi bốn lần, đã bốn lần khuyên bảo chúng ta. Cơ hội này không thể để lỡ qua, lỡ qua rồi thì thật đáng tiếc.

Tu học của Tịnh Tông chúng ta chính là y theo ba bộ Kinh này. Nhất Luận gọi là Vãng Sanh Luận. Vãng Sanh Luận là do Bồ Tát Thiên Thân làm. Hay nói cách khác, bộ sách này chính là Bồ Tát Thiên Thân nói chính Bồ Tát đã y theo Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lương Thọ tu học vãng sanh.

Sau đó đưa ra kinh nghiệm của Ngài cho chúng ta làm tham khảo tu học, quyển Luận này là nói ra chính Ngài tu hành vãng sanh. Ngày nay Tịnh Độ có Ngũ Kinh rồi, đã thêm vào được hai Kinh.

Hai Kinh này từ đâu mà ra vậy?

Một Kinh được đưa thêm vào khoảng năm Hàm Phong Triều Nhà Thanh. Hàm Phong cách với hiện tại chúng ta không xa lắm, các vị đều biết cuối triều Nhà Thanh có Từ Hi Thái Hậu.

Từ Hi chính Phi Tử của Hàm Phong, vào lúc đó bà chưa phải Hoàng Hậu. Phi Tử của Hàm Phong. Khoảng năm Hàm Phong, một vị cư sĩ tên Ngụy Nguyên, vị này tu Tịnh Độ, rất thông đạt đối với Phật Pháp. Ông đem quyển sau cùng của Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Phổ Hiền Bồ Tát Thập Đại Nguyện Vương Đạo quy hướng chúng sinh về Cực Lạc đưa vào phía sau Tịnh Độ ba Kinh.

Lúc đó trở thành Tịnh Độ bốn Kinh. Cho nên nếu như các vị đọc lại trong chú sớ của người xưa nhắc đến Tịnh Độ bốn Kinh. Đó chính nói bốn Kinh này.

Ngài đem Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện xếp vào trong Kinh Luận của Tịnh Độ là đạo lý gì không vậy?

Rất đạo lý. Chúng ta đọc Kinh Lượng Thọ thì liền biết được. Bạn xem trong phẩm thứ hai trong Kinh Lượng Thọ phẩm Đức Tôn Phổ Hiền.

Trên văn Kinh Phật nói với chúng ta: Hàm Cộng Huân Tu Phổ Hiền Đại Chi Đức. Phổ Hiền Đại Chi Đức chính mười Đại Nguyện Vương, do đây có thể biết, Tịnh Độ cùng Kinh Hoa Nghiêm có quan hệ rất mật thiết.

Có thể nói Kinh Hoa Nghiêm giảng luận, giảng phương pháp. Còn Tịnh Độ chân thật chínhtu hành chứng quả của Kinh Hoa Nghiêm. Do đó chúng ta nhận biết Thế Giới Tây Phương Cực Lạc chính là pháp giới của Phổ Hiền Đại Sĩ. Hễ người sanh đến Thế Giới Tây Phương Cực Lạc đều là Bồ Tát Phổ Hiền.

Phía trước đã nói qua với các vị, Bồ Tát là tên chung, không phải để chỉ một người. Chỉ cần là người tu Mười đại nguyện vương thì người này chính Bồ Tát Phổ Hiền.

Mỗi một người ở Thế Giới Tây Phương Cực Lạc thì trên Phật A Di Đà, dưới tất cả đều là Phổ Hiền thập đại nguyện vương. Cho nên đó là Thế Giới Phổ Hiền, thảy đều là Bồ Tát Phổ Hiền. Giống như trường học vậy, năm thứ nhất, năm thứ hai, đến năm thứ năm mươi mốt. Bồ Tát có năm mươi mốt ngôi thứ, lớn hay nhỏ đều là Bồ Tát Phổ Hiền, quá tuyệt diệu.

Trên Kinh Hoa Nghiêm Phật nói với chúng ta: Bồ Tát không tu hạnh Phổ Hiền không thể thành Phật. Cho nên Kinh Hoa Nghiêm là đệ nhất Kinh trong cửa Phật chúng ta.

Cho dù đó là một tông một phái nào cũng đều thừa nhận Kinh Hoa Nghiêm là căn bản Pháp Luân, Kinh Hoa Nghiêm khái luận của Phật Pháp. Không luận ở sự hay lý đều giảng được rất rõ ràng, sau cùng còn thêm phần biểu diễn cho chúng ta xem. Đó là Thiện Tài Đồng Tử năm mươi ba lần tham học.

Năm mươi ba vị thiện tri thức đại biểu cho cái gì?

Chính là xã hội hiện tại của chúng ta. Bất luận nam nữ, già trẻ, các ngành các nghề, chính ngay nơi bản thân họ. Họ đang học cái gì, họ đang làm công việc gì, họ đang sống trong hoàn cảnh ra sao, chính ngay hoàn cảnh sinh hoạt của chính họ đều là đang tu hạnh Phổ Hiền. Việc này chân thật gọi là lợi ích vô biên. Thực tế mà nói Kinh thì quá lớn, hiện tại đã không còn người giảng nữa.

Khi tôi ở miền nam Đài Loan, có mấy vị Pháp Sư gặp tôi đều thường khuyên tôi, yêu cầu tôi giảng Kinh Hoa Nghiêm. Họ nói, nếu ông không giảng thì e rằng về sau sẽ không có người giảng. Lời nói này tôi cũng biết, duyên chưa chín muồi. Tôi rất muốn giảng một lần nhưng duyên vẫn chưa đủ, cơ duyên chưa chín muồi.

Kinh này giảng qua một lần, mỗi ngày giảng hai giờ thì phải giảng bốn năm mới có thể giảng viên mãn. Hiện tại tôi chưa có cách gì tìm được một nơi có thể ở đó bốn năm không động. Hiện tại thì chưa được, nơi tìm tôi thì quá nhiều, tôi phải bôn ba khắp nơi, cho nên giảng Kinh này tương đối khó khăn. Thế nên lần này ở Singapore giảng Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, tôi dự định thời gian là bốn tháng.

Đại khái sắp gần bốn tháng thì có thể giảng viên mãn, tương đối là không dễ dàng. Hiện tại Kinh đã giảng sắp gần ba phần tư, vẫn còn một bộ nhỏ chưa giảng xong. Tôi ở đây giảng xong rồi thì gấp rút đến Singapore để giảng cho xong bộ Kinh đó. Đại khái khi trở lại Singapore thời gian sắp gần một tháng có thể giảng được viên mãn.

Cho nên các vị phải nên biết, một bộ Kinh lớn giảng được viên mãn là việc tương đối không dễ dàng. Nhất là bộ Kinh như Kinh Hoa Nghiêm mà giảng viên mãn thì quá hi hữu, rất khó được. Trung Quốc từ xưa đến nay một người một đời có thể nghe được bộ Kinh Hoa Nghiêm thì đó là nhân duyên vô cùng hi hữu.

Ngày trước, theo lịch sử Phật Giáo Trung Quốc chúng ta, Đại Sư Thanh Lương là một trường hợp thật là hi hữu khó được, cả đời Ngài đã giảng Kinh Hoa Nghiêm năm mươi lần.

Năm mươi lần phải giảng như thế nào vậy?

Một ngày Ngài giảng tám giờ đồng hồ, một năm giảng một bộ, giảng hết năm mươi năm. Đại Sư sống đến hình như một trăm ba mươi mấy tuổi, rất thọ. Thời trước nghe Kinh phải đăng ký, đến ở trong Chùa Miếu. Cư sĩ tại gia cũng như vậy, phải vào Chùa Miếu đăng ký nghe Kinh, tức là ghi danh tôi muốn nghe bộ Kinh này.

Trong Chùa cũng phân cho bạn ở một nơi, ăn uống ở Chùa, đại khái cũng sẽ phân một ít công việc cho bạn làm, cũng không thể ở không. Giao một ít công việc để bạn làm công quả, ở một năm thì nghe xong được một bộ Kinh, bạn muốn nghe thêm một lần nữa thì cũng được.
 

II. NGUYÊN NHÂN HỌC PHẬT

KHÔNG THÀNH TỰU
 

Cho nên tu hành thời trước, chúng ta xem thấy trong lịch sử của Phật Giáo, trong truyện ký. Không luận xuất gia tại gia, luôn luôn là ba năm đến năm năm thì họ liền khai ngộ, thì thành tựu.

Hiện tại học Phật đến mấy mươi năm, học cả đời vẫn là mê hoặc điên đảo, nguyên nhân vậy?

Sức huân tập quá ngắn cho nên khó thành tựu. Bạn xem những Đạo tràng trước đây, mỗi một ngày nghe Kinh tám giờ đồng hồ. Tự Viện trường học, người xuất gia thầy giáo, ngày ngày giảng Kinh nói pháp. Nghe Kinh tám giờ đồng hồ, cửa giải khai trí tuệ.

Lại thêm niệm Phật tám giờ đồng hồ, một ngày mười sáu giờ đồng hồ đều không vọng tưởng, đều không khởi tham sân si mạn, tâm của họ làm sao không thanh tịnh chứ?

Cứ như vậy ngày ngày không gián đoạn. Huấn luyện như vậy, huấn luyện cho bạn ba năm đến năm năm thì bạn tự nhiên liền được định, được tam muội, được khai ngộ. Hiện tại thì không thể, hiện tại Đạo tràng này Đạo tràng tốt, ngày ngày giảng Kinh, mỗi ngày giảng Kinh hai giờ đồng hồ.

Chúng ta mới giảng một tiếng rưỡi đồng hồ, cứ cho là đã nghe hai giờ, nhưng trong hai giờ một ngày vẫn còn hai hai giờ khởi vọng tưởng, bạn nói xem ích chăng?

Vậy cũng vẫn chưa ích gì. Ngày trước trong hai giờ thì mười sáu giờ tâm của họ trong đạo, vậy mới hữu dụng. Cho nên người thời trước thành tựu được như vậy, chúng ta xem thấy cảm thấy kỳ lạ nhưng thực tế đạo của họ. vậy thời gian hai giờ đồng hồ thì không đủ, cần phải tập trung toàn bộ tinh thần chăm chú trong đây.
 

III. KINH LUẬN CỦA TỊNH ĐỘ TÔNG
 

Mấy năm gần đây, tôi thấy được ở Mỹ, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc đại lục, một số ít người họ đem băng ghi âm thuyết giảng của tôi viết thành văn tự. Có lúc một ngày cũng đã dùng thời gian mười mấy giờ đồng hồ, đem băng thu âm nghe đi nghe lại, từng câu từng câu viết ra, viết xong một bộ Kinh Lượng Thọ thì họ đã có chút công phu.

Viết ra được một bộ Kinh Lượng Thọ cũng phải mất thời gian hơn một năm, từ nơi băng ghi âm, từng chữ từng chữ viết ra. Khi nghe qua thì họ sẽ không nhớ được, viết ra một câu phải nghe lại lần nữa, sau đó nghe lại. Tập trung toàn bộ tinh thần vào trong đó, họ cũng không khởi vọng tưởng, cũng không sanh phiền não, họ dùng phương pháp như vậy.

Tôi biết được số ít mười mấy người, họ nói với tôi rằng họ chân thật là khế nhập. Do đó thời gian huân tập phải dài thì tu học của chúng ta mới có thể đạt đến thọ dụng chân thật.

Trong Ngũ Kinh còn một Kinh nữa là Đại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông Chương. Đây một phẩm Kinh Văn trong Kinh Lăng Nghiêm, tuy không dài, 244 chữ, còn ngắn hơn so với Bát Nhã Tâm Kinh, Bát Nhã Tâm Kinh là 260 chữ.

Phẩm Kinh văn này là do Đại Sư Ấn Quang đưa vào là rất gần đây. Mọi người đều biết là vào đầu năm Dân Quốc, Đại Ấn Quang đem phẩm Kinh Lăng Nghiêm này để vào phía sau của Tịnh Độ bốn Kinh. Nên biến thành Tịnh Độ Năm Kinh. Hiện tại chúng ta lưu thông quyển này.

Có còn cần thêm Kinh nào nữa hay không?

Tôi nói cho các vị nghe là không cần nữa, Kinh Điển của Tịnh Độ Tông đã đạt đến cứu cánh viên mãn. Khi tôi còn trẻ học Kinh ở Đài Trung, tôi chuyên học Kinh Lăng Nghiêm. Tôi học Kinh với Lão Lý là lấy Kinh Lăng Nghiêm làm chủ chốt. Kinh Lăng Nghiêm tôi đã giảng rất nhiều lần, chí ít có đến sáu bảy lần.

Thế nhưng chưa phát hiện cái chương quan trọng đến như vậy, không phát hiện ra. Đến khi xem Tịnh Độ Ngũ Kinh rồi thì mới nghĩ ra được.

Đây là Đại Sư Ấn Quang đã làm nhắc nhở cho tôi. Tôi quay đầu xem lại Kinh Lăng Nghiêm thì thấy phẩm Kinh này hoàn toàn khác, tôi phát hiện Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương. Hai trăm bốn mươi bốn chữ này là Tâm Kinh của Tịnh Độ Tông chúng ta. Không những là Tâm Kinh của Tịnh Độ Tông, có thể nói giá trị của phẩm Kinh này vượt qua cả Bát Nhã Tâm Kinh.

thể đại biểu tâm Kinh cho toàn Đại Tạng Giáo, cũng chínhtinh hoa toàn bộ Kinh Điển của Thích Ca Mâu Ni Phật. Chân thật không thể nghĩ bàn. Đại Sư Ấn Quang không phải người thông thường, có thể ở trong toàn Đại Tạng Giáo đem một đoạn Kinh Văn này đưa ra trở thành trung tâm của toàn Kinh Tạng.

Tầm nhìn này không phải là người thông thường có thể có được. Như vậy là Kinh Điển của Tịnh Tông đã hoàn hảo. Tịnh Độ Tông chúng ta có năm Kinh một Luận, nương theo đây mà tu học thì đời này của bạn quyết định thành tựu, cuộc sống hiện tại nhất định đạt đến hạnh phúc mỹ mãn.

A Di Đà Phật!

***