Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

NÒNG CỐT CỦA TÁNH ĐỨC LÀ GÌ? NÓI CHO CHƯ VỊ BIẾT,  CHÍNH LÀ CHỮ HIẾU

NÒNG CỐT CỦA TÁNH ĐỨC LÀ GÌ?

NÓI CHO CHƯ VỊ BIẾT,

CHÍNH LÀ CHỮ HIẾU

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Lý chính là tánh đức, ngày xưa các Bậc Thánh Hiền đã phát hiện, nòng cốt của tánh đức là gì?

Nói cho chư vị biết, chính là chữ hiếu. Phụ tử hữu thân, thương yêu. Quý vị thấy, trong mỗi Tôn giáo, lý niệm nòng cốt đều là thương yêu.

Phật Pháp nói về từ bi, từ bi nghĩa là thương yêu, vì sao Phật không nói chữ yêu?

Vì trong cái yêu của thế gian đều có tình trong đó, tình là phiền não. Trong từ bi không có tình, chỉ có trí tuệ. Chúng ta có thể nói như thế này, từ bi của Phật Giáo là nói đến từ bi của lý trí.

Từ bi của thế gian là từ bi của cảm tình. Phân biệt rất rõ ràng, có tình cảm gọi là yêu. Trong Phật Pháp đã phân tách nó ra, tình cảm có lý trí gọi là từ bi, cho nên từ bi là yêu của lý tánh, nó không phải lấy cảm tình làm chủ, đây là căn. Nhà Phật nói từ bi vi bổn, phương tiện vi môn, đây là Phật Giáo.

Quý vị xem Kinh Co Ran của Đạo Hồi, trước mỗi đoạn Kinh Văn quan trọng nhất định có câu: Chân chủ A La quả thật là nhân từ. Nói rất hay, chân chủ quả thật là nhân từ. Trên Thế Giới Tôn giáo có tín đồ nhiều nhất là Cơ Đốc Giáo và Thiên Chúa Giáo, họ cùng dùng Kinh Điển là Cựu Ước. Một câu quan trọng nhất trong Thánh Kinh là Thần yêu thế nhân, thượng đế yêu thế nhân.

Phụ tử hữu thân, là sự yêu thương đó. Đây là tánh đức vốn có trong tự tánh, mà còn là nền tảng của vạn đức vạn hạnh. Từ xưa đến nay, giáo dục Thánh Hiền là phát minh từ đây, cho nên giáo dục ngày xưa là giáo dục của tình yêu, giáo dục thương yêu, chúng ta không thể không biết.

Trong sự thương yêu này, nếu không xen lẫn phiền não chính là từ bi của Phật Bồ Tát. Không xen tạp vọng tưởng phân biệt chấp trước, đây là pháp thân Bồ Tát, quả Phật cứu cánh.

Xen tạp vọng tưởng, nghĩa là khởi tâm động niệm, không có phân biệt chấp trước, đây là Bồ Tát. Nếu đầy đủ tất cả khởi tâm động niệm, phân biệt chấp trước, đó là phàm phu lục đạo. Từ đây chúng ta có thể nhận ra.

Người xưa nói về đức mục, hoàn toàn là tự tánh, đều là từ tự tánh hiển lộ ra. Căn tức là yêu thương, ngũ luân được kiến lập từ đây. Từ phụ tử hữu thân, sau đó mới có phu phụ hữu biệt, quân thần hữu nghĩa, trưởng ấu hữu tự, bằng hữu hữu tín, là tánh đức.

Trái với tánh đức gọi là nghịch, đại nghịch bất đạo nghĩa là trái với tánh đức của tự tánh. Từ căn bản tánh đức mở rộng ra thành ngũ thường, nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín đều là tánh đức, mở rộng ra thành tứ duy bát đức, cổ đức đã nói một cách viên mãn.

***