Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI PHẬT ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM, PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT NHĨ CĂN VIÊN THÔNG CHƯƠNG - TẬP MƯỜI SÁU

PHẬT THUYẾT KINH ĐẠI PHẬT

ĐẢNH THỦ LĂNG NGHIÊM 

PHẨM QUÁN THẾ ÂM BỒ TÁT

NHĨ CĂN VIÊN THÔNG CHƯƠNG

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP MƯỜI SÁU
 

Xin mời mở Kinh bổn ra, trang 154, hàng thứ ba.

Tam giả, do ngã tu tập bổn diệu viên thông, thanh tịnh bổn căn, sở du thế giới giai linh chúng sanh xả thân trân bảo, cầu ngã ai mẫn. Đây là đoạn thứ ba trong bốn bất tư nghì. Kinh Văn giống như những đoạn này đều rất quan trọng, bởi vì đây là cảnh giới chân thật mà chư Bồ Tát chứng được, và cũng rất khó lý giải, cho nên khóa đề xưng là bất tư nghì, không thể nghĩ bàn.

Đoạn Kinh Văn này và ở trong Đại Thừa Khởi Tín Luận có thể nói là rất khế hợp. Trong Khởi Tín Luận đoạn luận văn gần đây đã nói đến, e rằng còn phải tiếp tục bốn năm lần như vậy nữa, cũng tức là bốn năm tuần lễ, chúng ta một tuần giảng một lần. Hoàn toàn giảng về cảnh giới cõi báo của Chư Phật Bồ Tát, cùng với bốn loại bất tư nghì mà ở đây giảng rất khế hợp, cũng rất tương ưng, có thể tham khảo lẫn nhau.

Ở đây cần chú ý, chữ ngã là Quán Thế Âm Bồ Tát tự xưng. Bản thân Bồ Tát tu tập bổn diệu viên thông, đây chính là điều Ngài chứng được. Sở dĩ Ngài có thể chứng được, chính vì có tu tập, hai chữ tu tập này trong Kinh luận Phật Pháp dùng vô cùng rộng rãi. Tu là tu sữa, chư vị nên ghi nhớ, là tu sữa, tập là thực tập. Trong cuộc sống hằng ngày phải làm được, làm cho trên lý luận và cuộc sống dung hợp thành một thể, đây gọi là tập.

Tiêu chuẩn của tu sữa có rất nhiều loại, không phải chỉ một, nhưng nó đích thực là một phương hướng. Trong một phương hướng có rất nhiều tiêu chuẩn, nói rõ tất cả chúng sanh căn tánh không tương đồng, hay nói cách khác là trình độ khác nhau. Người có trình độ cao thì tiêu chuẩn cao, người trình độ thấp tiêu chuẩn thấp, mỗi người có mỗi tiêu chuẩn. Tất cả điều hướng đến một mục đích, phá mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh, luôn theo một phương hướng này.

Ở đây mà nói. Bổn diệu viên thông có thể thanh tịnh bổn năng, bổn năng chỉ cho nhĩ căn. Quán Thế Âm Bồ Tát tu nhĩ căn viên thông, đầu tiên là bổn căn thanh tịnh. Chúng ta nhất định phải rõ ràng, một căn thanh tịnh sáu căn liền tịnh. Bản căn thanh tịnh, nhĩ căn thanh tịnh, nhãn căn chưa cần thanh tịnh vậy là sai. Chỉ cần một căn được thanh tịnh rồi, thì năm căn khác không có căn nào không thanh tịnh.

Ở đây Bồ Tát tượng trưng cho Đẳng giác. Kinh Văn này là Nhị Thập Ngũ Viên Thông Chương, một đoạn cuối cùng trong đó. Nếu như dựa theo tuần tự sắp xếp thì nó nên xếp vào vị trí thứ hai. hai mươi năm viên thông, là sáu căn, sáu trần, bảy đại, dựa theo thứ tự này mà sắp xếp.

Quán Thế Âm Bồ Tát nhĩ căn viên thông, trong sáu căn đó là nhãn căn, nhĩ căn, vì thế Ngài đứng tứ hai. Hiện tại Ngài xếp vào cuối cùng, thứ tự này bị đảo lộn, tức pháp môn của Ngài rất đặc biệt, dụng ý tại chỗ này.

Quán Thế Âm Bồ Tát là Đẳng giác vị, Đại Thế Chí Bồ Tát cũng là Đẳng giác vị. Từ đó có thể biết, hai mươi năm vị Bồ Tát bất luận thị hiện thân phận như thế nào thì đều là Đẳng giác Bồ Tát. Tiêu chuẩn của họ là tiêu chuẩn Nhất thừa Bồ Tát. Hay nói cách khác, trong tu học các Ngài thuộc về tiêu chuẩn cấp cao nhất, chứ không phải tiêu chuẩn phổ thông.

Nói đến tiêu chuẩn cao nhất, rốt cuộc cao đến mức độ nào, chúng ta có thể thử lật xem Lục Tổ Đàn Kinh sẽ rõ. Lục Tổ Đàn Kinh là tiêu chuẩn nhất thừa Phật Pháp. Ngài nói, mình đã tiếp dẫn là hàng thượng thượng thừa, chính là tiêu chuẩn Nhất thừa, nhất thừa thanh tịnh là phải giải thoát căn trần.

Trong thoát căn, ngoài ly trần, cho nên nói hồi thoát căn trần, linh quang độc diệu, là một tiêu chuẩn như thế. Đây là thanh tịnh thật sự, viên mãn thông đạt thật sự. Không những đối với cảnh giới sáu trần, toàn không sở trước, không còn chấp trước, ngay cả sáu căn họ cũng đã thoát ra. Hay nói cách khác, hai loại ngã chấp và pháp chấp đều đoạn tận, đều thoát ly. Đây là cảnh giới mà Bồ Tát đã chứng đắc được.

Sở du Thế Giới, câu này là nói về giáo hóa chúng sanh, nói đến hóa tha. Đoạn trước tự độ còn đoạn này độ tha, tự độ độ tha hay tự hành hóa tha đều cùng một ý nghĩa. Quán Thế Âm Bồ Tát đã chứng địa vị Đẳng giác, phạm vi Thế Giới Ngài đi qua để giáo hóa chúng sanh rất lớn, cùng với Phật bình đẳng, giống nhau.

Đẳng giác là địa vị Hậu bổ Phật, trong Bồ Tát địa đứng hàng Bồ Tát Thập nhất địa, tiến thêm một cấp nữa chính là cứu cánh Phật. Cho nên phạm vị Thế Giới Ngài đi qua giáo hóa chúng sanh so với mười phương Chư Phật không hai không khác.

Có thể biết Quán Thế Âm Bồ Tát hoàn toàn không bị giới hạn tại Thế Giới Tây Phương Cực Lạc, cũng không giới hạn ở Thế Giới Ta Bà, nơi có chúng ta có nhân duyên đặc biệt này. Thế Giới này nhân duyên chúng sanh cũng là tùy thời, không tương đồng.

Trong nhân giang thường nói phong thủy luân lưu chuyển, pháp vận của Phật Pháp cũng phong thủy luân chuyển. Hiện tại phong thủy của chúng ta là chúng sanh nhĩ căn nhạy bén nhất, cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát tương ưng, cùng một đạo lý như vậy.

Ngài giáo hóa chúng sanh, giáo là dạy học, hóa là khiến cho chúng sanh thay đổi khí chất. Trong Phật Pháp dạy học là dạy thay đổi siêu phàm nhập thánh, biến phàm phu thành thánh nhân. Đây là dạy học của Phật Pháp.

Giai linh chúng sanh xả thân trân bảo, chúng sanh muốn thành Phật, thành Bồ Tát. Điều này trong Kinh Luận đại thừa chư vị cũng đều nghe nói không ít, nhất định phải phá ngã chấp, phá pháp chấp. Xả thân chính là phá ngã chấp, còn phá pháp chấp là xả trân bảo. Thân và trân bảo tượng trưng cho ngã chấp và pháp chấp.

Trong ngã chấp thân kiến là thứ kiên cố nhất, trong pháp chấp thì tài bảo là thứ khó xả bỏ nhất. Nói khó bỏ nhưng có thể bỏ thì nên bỏ. Việc này thực sự rất khó, đặc biệt hiện tại kinh tế khó khăn. Chúng ta trên mặt kinh tế hơi lưu ý một tí sẻ thấy, hiện tại kinh tế trì trệ đã mang tính toàn cầu, vấn đề này rất nghiêm trọng. Kinh tế sa sút mọi người rất coi trọng tiền tài, càng ngày càng coi trọng hơn.

Bồ Tát bảo quý vị xả, quý vị có thể xả được chăng?

Không làm được. Kinh tế khó khăn đối với người học Phật thông thường thì tăng trưởng ngã chấp, tăng trưởng pháp chấp.

Bình thường khi làm ăn buôn bán, lúc kinh tế khởi sắc buôn bán rất dễ dàng, rất dễ kiếm tiền, chúng ta xả tiền tài rất rộng rãi. Hiện tại buôn bán khó khăn, kiếm không ra tiền, thì bảo chúng ta xả rất khó, đây là tăng trưởng hai loại pháp chấp và ngã chấp. Điều này đối với người học Phật chướng ngại rất lớn.

Người học Phật bất luận kinh tế tốt hay xấu điều phải xả, lúc khởi sắc xả, khi không khởi sắc cũng phải xả.

Vì sao?

Để phá hai loại ngã chấp, pháp chấp.

Có lẽ quý vị đang nghi ngờ, trong Phật Pháp đại thừa không phải nói luận tâm không luận sự ư?

Đúng vậy.

Đại thừa đích thực là luận tâm không luận sự, vậy tâm đó của chúng ta đã xả rồi chăng?

Thực sự thì trên sự xả dễ dàng, mặt tâm rất khó xả.

Trong số đồng tu chúng ta có một vị đến nói với tôi, ông ấy làm buôn bán và thường tu bố thí. Ông ta nói, việc tôi bố thí đây không phải do háo danh, cũng không phải muốn cầu phước.

Chỉ là lo sợ, sợ điều gì?

Tiền nhiều quá sẽ khởi tâm tham, cho nên tiền kiếm được chỉ cần đủ chi tiêu cho sinh hoạt trong gia đình, số còn lại ông đem bố thí hết, không tích trữ, hy vọng trong quá trình tu hành đừng có chướng ngại. Quan điểm này tuyệt đối chính xác. Bố thí không phải là bỏ một được vạn phước, không cầu phước, không cầu gì cả, chỉ cầu đừng có tăng trưởng lòng tham, chỉ cầu điều này.

Người học Phật có hai thời công phu, tức là sáng chiều kiểm điểm bản thân xem tham sân si mạn của chúng ta có tăng trưởng chăng?

Không có tăng trưởng là cảnh giới tốt, đây là như pháp.

Nếu như tăng trưởng rồi đây chính là cảnh giới ác, vì sao?

Tăng trưởng tham sân si mạn, tham sân si mạn là nghiệp nhân trong ba đường ác, quả báo chính tại ba đường ác. Điều này cần phải hiểu rõ.

Cho nên khi Phật dạy không phải dạy chúng ta lập tức thành Phật mà thành Bồ Tát trước. Đầu tiên dạy chúng ta không đọa vào đường ác, trước tiên phải chắc chắn vững vàng không đọa ác đạo. Sau đó từ trên cơ sở này lại hướng thượng nâng cao, đây là cách dạy học trong Phật Pháp.

Có thể thấy phương pháp dạy học trong Phật Pháp vô cùng thiết thực, tuyệt đối không hy vọng hão huyền. Thế nên trong quá trình tu học cơ sở, giống như Phật Pháp tiểu thừa vậy, nhân thiên Phật Pháp, trước phải đoạn tham sân si.

Tâm tham nặng sẽ tương ưng với ngạ quỷ, tâm tham là nghiệp nhân của cõi ngạ quỷ, sân nhuế là nghiệp nhân của địa ngục, ngu si là nghiệp nhân của cõi súc sanh. Đoạn tham sân si chính là đoạn nhân duyên của ba đường ác, đương nhiên sẽ không có quả báo trong ba đường ác. Cho nên điều này rất quan trọng.

Xả thân, xả như thế nào?

Phải chăng đốt lửa lên mà thiêu thân?

Như thế cũng vô dụng, cũng không xả được.

Vì sao vậy?

Chúng ta đốt lửa lên thiêu thân thể thành tro, nhiều nhất bốn mươi chín ngày lại đầu thai trở lại, lại đổi một thân thể khác. Việc làm này không có lợi ích gì cả. Đây không phải cách giải quyết vấn đề. Xả thân phải hiểu được cách xả như thế nào. Bất luận là xuất gia hay tại gia, học Phật trước hết phải học cách xả thân, người Trung Quốc đặc biệt chú trọng điểm này.

Lúc xuất gia thọ giới đốt hương ở trên đầu, ý nghĩa của việc đốt hương đó là gì?

Xả thân.

Người tại gia thì đốt hương ở cánh tay.

Đốt hương này có ý nghĩa gì?

Người thế tục không hiểu, cho rằng đây gọi là dấu khi thọ giới, sai rồi.

Thọ giới, giới không có sẹo, quý vị thọ năm giới, dấu thọ của năm giới ở đâu?

Nếu như một giới phải có một vết sẹo, vậy thọ hai trăm năm mươi giới thì phải tìm được hai mươi năm0 vết sẹo mới phải, không có đạo lý này. Đốt hương và thọ giới là hai việc, không liên quan gì nhau, chư vị nên hiểu được nó không liên quan gì đến nhau. Đốt hương là một việc riêng rẽ khác, ý nghĩa chính là xả thân, xả thân là đốt cháy bản thân chiếu soi cho người khác.

Lời này phải nói như thế nào nhỉ?

Chính là phục vụ tất cả chúng sanh vô điều kiện, xả thân vì người, xả thân là vậy. Thân tôi đây không thọ dụng cho bản thân tôi, mà thọ dụng cho tất cả chúng sanh, đem thân thể của tôi cúng dường cho tất cả chúng sanh, bản thân không còn nữa. Chư vị nghĩ nghĩ xem, ngã chấp không phá, tự nhiên sẽ không còn nữa.

Người học Phật bất luận là người tại gia hay xuất gia tuyệt đối không nghĩ thân thể này là của tôi, thân thể này là của chúng sanh. Thân thể này tồn tại nơi thế gian là phước báo của chúng sanh, vì chúng sanh tu học.

Chúng ta lạy Phật là thay tất cả chúng sanh lễ Phật, chúng ta tụng kinh là thay tất cả chúng sanh đọc kinh, không phải vì bản thân. Chúng ta tu một chút việc thiện, chút phước báo, đều là thay cho tất cả chúng sanh, vậy mới gọi xả thân. Nếu như tu một chút phước, phước này của tôi, người khác thì không được, người khác nếu xen vào một tí, phước báo của tôi sẽ ít đi mất.

Vậy thì còn gọi xả thân gì chứ?

Đó không phải xả thân

Cổ thánh tiên hiền sợ chúng ta quên mất nên lúc thọ giới trên thân thể chúng ta đốt mấy cây nhang, chúng ta luôn nhìn thấy, luôn sờ được. Nhớ rằng mình đã từng phát nguyện này, đốt cháy bản thân để chiếu soi cho người khác.

Chúng ta nỗ lực tu học vì ai?

Không phải vì bản thân, vì tất cả chúng sanh mà tu học. Vì tất cả chúng sanh, bản thân đoạn phiền não, học vô lượng pháp môn, thành vô lượng Phật đạo, vì chúng sanh không phải vì bản thân.

Vì sao vậy?

Bản thân sau khi thành tựu độ tất cả chúng sanh, vì người khác, xả thân là như vậy. Tất cả chúng sanh bảo chúng ta làm việc gì, không cần người ta gọi, chủ động đi làm, không được lên mặt tự cao.

Quý vị xem Phật Bổn Hạnh Kinh, Thích Ca Phổ. Phật Thích Ca Mâu Ni năm xưa tại thế Ngài là thân phận Phật, xuất gia là thầy của Trời người, là thân phận như vậy. Khi tại gia Ngài làm thái tử, Phật Thích Ca Mâu Ni không tự cao, nhìn thấy người khác có việc không thuận tiện liền giúp đỡ.

Người tuổi già xâu kim không được, Phật Thích Ca Mâu Ni nhìn thấy, đưa tôi xâu giúp cho, không cần người ta nhờ đã giúp người ta làm việc. Quý vị xem xem đối với tất cả mọi người đều từ bi bình đẳng, đây gọi là xả thân.

Pháp chấp, pháp là tất cả vạn pháp.

Chư vị nghĩ xem trong vạn pháp, chúng sanh ngu mê, chấp trước kiên cố, trân bảo có thứ gì họ không yêu thích?

Có thứ gì họ không tham cầu?

Cho nên đây là chấp trước kiên cố nhất trong pháp chấp. Đối với chấp trước sáu trần, thân là chấp trước căn thân. Trân bảo có thể xả, lục trần cũng vậy không có thứ nào không thể xả.

Phật Bồ Tát dạy chúng ta tu nhân chứng quả, tu nhân phải bắt đầu tu từ đây, như vậy mới thực sự có thể chứng quả. Không hạ công phu trên những điều này, mỗi ngày trên thân thể mình, danh văn lợi dưỡng, trên tất cả tài bảo, dụng công phu vào những điều đó.

Nói cho chư vị biết không những chứng quả ta không có phần, mà ngay cả khai ngộ cũng không có phần. Tôi giảng Kinh thuyết pháp cho quý vị, chư vị nghe không lọt, sẽ không khai ngộ. Nói cách khác, Chư Phật Bồ Tát, Phật Thích Ca Mâu Ni, Quán Thế Âm Bồ Tát, A Di Đà Phật đến giảng Kinh cho quý vị, vẫn không khai ngộ.

Vì sao vậy?

Bởi vì ta không trừ chướng ngại, không đoạn phiền não, bản thân có chướng ngại. Nếu như chúng ta có thể trừ chướng ngại, đoạn phiền não.

Chúng ta phải hiểu, trong Kinh thường nói có năm loại người sẽ khai ngộ. Năm loại người này, thứ nhất là Phật nói, thứ hai đệ tử Phật nói, thứ ba thiên nhân nói, thứ tư tiên nhân nói, thứ năm người biến hóa nói. Từ đó có thể biết, Phật Pháp thực sự dân chủ, bình đẳng, nhất định không có chuyên chế, mình đúng người khác sai, không có tư tưởng này.

Chỉ cần phù hợp với nguyên lý nguyên tắc mà Phật đã nói, thực sự mà nói nguyên lý nguyên tắc Phật nói chính là chân như bản tánh của tất cả chúng sanh. Thuận theo chân như bản tánh đều là chính xác, đều có thể làm cho chúng ta khai ngộ.

Trong Kinh Viên Giác nói tùy thuận giác tánh, trừ chướng đoạn phiền não, chính là tùy thuận giác tánh. Giống như ở đây chữ xả này xuyên suốt với đoạn dưới. Xả thân, xả trân bảo, chữ xả đó là xuyên suốt xuống dưới, điều này đích thực là trừ chướng đoạn phiền não. Duy chỉ có trừ chướng đoạn phiền não mới có thể cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng đạo giao.

Cầu ngã ai mẫn, có cầu tất ứng, cho nên cầu này, điều kiện của cầu chính là câu trong đoạn trên đã nói. Không đầy đủ như câu nói trên, ta cầu như thế nào thì trong đó vẫn có chướng ngại. Quán Âm Bồ Tát tuy là đại từ đại bi, Ngài cũng không thể nào cảm ứng đạo giao với chúng ta được.

Ngài rất từ bi, bản thân ta có chướng ngại, chúng ta cự tuyệt Ngài, trí tuệ thần thông của Bồ Tát cũng không thể nào gia trì cho chúng ta. Người Trung Quốc thường nói là phù hộ, Bồ Tát không thể nào phù hộ cho quý vị, đó chính là bản thân quý vị có chướng ngại.

Nếu như bản thân chúng ta thực sự hiểu được đạo lý này, phá được hai thứ ngã chấp pháp chấp, không những chúng ta và Quán Thế Âm Bồ Tát cảm ứng đạo giao, mà mười phương ba đời tất cả Chư Phật Bồ Tát không có ai không cảm ứng. Hơn nữa lực lượng thiên long hộ pháp tất cả thiện thần cũng đặc biệt hiển thị, nơi chúng ta cư trú hết thảy đều cát tường.

Từ đâu đến?

Cố nhiên một nữa là thần lực Phật Bồ Tát gia trì, nhưng nguyên nhân thực sự vẫn là bản thân quý vị trừ chướng đoạn phiền não mà đưa đến.

Cầu ngã ai mẫn này có hai ý nghĩa. Cầu ngã là chúng sanh đến cầu, hữu cầu. Ai mẫn, ai mẫn là ứng, hữu cầu tất ứng. Hai chữ cầu ngã chúng sanh hữu cầu, ai mẫn là tất ứng, hữu cầu tất ứng. Gọi là ai mẫn thọ chi, chích là tiếp thọ. Việc được cầu ở đây thì không cần nói nhiều nữa, đoạn trước đã nói qua rồi. Thật là đệ tử Phật môn, có cầu tất ứng, cầu gì thì được nấy, không có gì cầu không được.

Người học Phật phải tin Phật, chúng ta nếu như không tin Phật vậy thì hết cách, không nói được gì nữa cả. Chúng ta không những từ cổ đức nhìn thấy được, trong tất cả Kinh Luận của Phật, xem xem tất cả những học nhân đang học, tức là những người làm học trò.

Học trò trong nhà Phật, bất luận là học trò thanh văn, học trò Bồ Tát, họ theo một vị thầy giáo để cầu học, chúng ta thử tỉ mỉ quan sát xem, nghiên cứu thử xem, điều họ học là gì?

Điều này rất quan trọng, việc đại sự quan trọng thứ nhất họ học là tin Phật.

Trong Kinh Hoa Nghiêm nói tín là căn nguyên của đạo, mẹ của công đức.

Đầu tiên học những gì?

Học tin. Họ tin sẽ làm theo, không tin làm không được.

Trong pháp môn Tịnh Độ, Kinh Di Đà nói, ba tư lương tín, nguyện, hạnh, một bộ Kinh Di Đà chỉ nói ba chữ này. Trong Kinh Di Đà nói đến tín, ở trong Sớ Sao đã giảng cho chúng ta vô cùng tường tận. Đầu tiên phải tin bản thân mình, tin Phật Thích Ca Mâu Ni, tin A Di Đà Phật, đây là tin người khác. Tin nhân, tin quả, tin sự, tin lý. Tín tâm đầy đủ rồi sau đó mới có nguyện, mới có hạnh.

Nhưng chướng ngại tín tâm khó nhất chính là tham, sân, si, mạn, nghi. Ở đây chỉ nêu ra một điều, nhưng điều này là điều căn bản. Ở trong Bách Pháp gọi là sáu loại căn bản phiền nã, sáu loại này lại quy nạp thành ba loại tham, sân, si. Gọi là tam độc phiền não, tam độc này đem thâu gọn lại thành một điều chính là tham. Ở đây chỉ nói về tham.

Xả thân, xả trân bảo là đoạn tham, đoạn phiền não căn bản. Tín tâm thanh tịnh của chúng ta mới có thể kiến lập, phiền não chướng mới có thể đoạn được.

Có thể quý vị sẽ hỏi phiền não chướng đoạn rồi, còn có sở tri chướng, phải làm thế nào?

Phải hiểu được phiền não chướng và sở tri chướng có mối quan hệ liên đới. Sở tri không những sở tri chướng có phiền não, nó có mối quan hệ mật thiết. Chúng ta có thể đoạn được một điều, thì điều kia tự nhiên sẽ dễ dàng.

Bồ Tát đặc biệt nêu ra là phải xả. Khó xả xả được, khó đoạn cũng đoạn được, đặc biệt là phải phá tâm xả. Đây là nói xan tham, là thứ khó xả nhất. Xả tâm là thứ khó phát nhất. Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nơi mà Ngài du hóa qua làm cho tất cả chúng sanh đều tu học trên căn bản. Phá phiền não sâu nặng kiên cố của chúng sanh.

Xả thí cầu ai là khiến oai thần thực sự không thể nghĩ bàn.

Ý nghĩa của đoạn Kinh này, chúng ta phải tỉ mỉ để thể hội. Từ trên văn tự mà nói hiểu rất dễ dàng, lý luận của nó rất thâm sâu, mối quan hệ thực sự rất lớn rất lớn. Sự tu học của chúng ta có rất nhiều chướng nạn.

Chướng nạn phát sanh do đâu vậy?

Chính là không có cách nào để xả, căn trần cũng xả không được, lúc nào xả được thì lúc đó chúng ta sẽ thành tựu, tức chứng đạo rồi.

Nếu quý vị hỏi, chúng ta tu hành rốt cuộc phải tu bao lâu mới có thể khai ngộ, mới có thể chứng quả?

Việc này hỏi ai cũng chẳng ai biết được, chỉ có hỏi bản thân. Chúng ta hiện tại xả rồi, thì hiện tại khai ngộ, hiện tại thành Phật. Ngày mai xả, vậy thì ngày mai khai ngộ, ngày mai thành Phật. Không tính thời gian, chỉ xem lúc nào chúng ta có thể xả, chúng ta xả liền sẽ ngộ liền, chứng liền, nếu xả từ từ thì ngộ từ từ, chứng từ từ. Hoàn toàn do nơi bản thân chúng ta.

Nói với chúng ta rằng, sự việc này không ai có thể chướng ngại ai được. Ta nói tôi tu hành bị người khác làm chướng ngại, đó là lời nói buồn cười nhất, đây là oán Trời trách người, không có ai có thể chướng ngại được bản thân chúng ta.

Thực sự là bản thân chướng ngại chính bản thân chứ ai chướng ngại được?

Nếu như có người có thể chướng ngại chúng ta, sự việc này thực sự bị người khác chướng ngại, vậy thì người ta nhất định cũng có thể giúp đỡ chúng ta, đây là đạo lý chắc chắn. Họ có thể trở ngại mình, thì họ có thể giúp đỡ mình. Ma vương ba tuần yêu ma quỷ quái sẽ chướng ngại chúng ta thì Chư Phật Bồ Tát có thể giúp đỡ chúng ta, đây là điều chắc chắn. Những ma vương kia đã không chướng ngại được chúng ta, thì Chư Phật Bồ Tát cũng không thể giúp đỡ ta. Cho nên sự việc này phải dựa vào chính mình thôi.

Ma đến trở ngại đó là gì?

Đến dụ dỗ chúng ta, bản thân không động tâm, thì họ cũng không có cách nào. Bồ Tát đến giúp đỡ, đem đạo lý phương pháp này đến nói rõ cho chúng ta, nếu không chịu làm, cũng vô ích. Cho nên Phật và ma đối với chúng ta mà nói là tăng thượng duyên mà thôi. Thành bại của việc năm bắt hay từ bỏ hoàn toàn do bản thân, chứ không do nơi người khác.

Kinh Lăng Nghiêm nói rất hay, phương pháp tu hành này trong tất cả các kinh khác không nói triệt để như Kinh Lăng Nghiêm, rất dứt khoát rõ ràng.

Ngài chỉ nói một chữ yết tức bồ đề, bồ đề là gì?

Thành Phật, đại bồ đề của Như Lai quả địa thượng.

Yết là gì?

Chính là ở đây nói bố thí.

Chúng ta quan sát tỉ mỉ xem, trong lục độ này phải chăng chỉ là bố thí.

Tài bố thí, pháp bố thí, vô úy bố thí?

Trong bố thí Ba la mật ba loại này đều đầy đủ hết. Trì giới Ba la mật là pháp bố thí, là vô úy bố thí. Tinh tấn Ba la mật cũng là pháp bố thí, là vô úy bố thí. Nhẫn nhục, thiền định cũng như vậy, bát nhã là pháp bố thí.

Chúng ta xem sáu Ba la mật này có phải toàn bố thí chăng?

Chỉ cần nói bố thí thì tất cả đều bao hàm trong đó.

Điều Bồ Tát tu là gì?

Bồ Tát tu bố thí.

Bốn chữ xả thân trân bảo chính là bao hàm tất cả hành môn của vô lượng vô biên Bồ Tát.

Mười phương ba đời từ sơ phát tâm đến Đẳng giác tất cả những vị Bồ Tát này tu những gì?

Tu về bốn chữ này. Chúng ta làm sao có thể xem nhẹ được?

Làm sao có thể không phát tâm?

Người thế gian đối với tướng chân thật của tất cả sự lý, họ không hiểu, không thông đạt, mê trên sự tướng nên khởi chấp trước sai lầm. Những đạo lý này chúng tôi để dành lại trong Khởi Tín Luận để cùng mọi người nghiên cứu. Luận văn về Khởi Tín Luận mà gần đây giảng, có thảo luận về sự việc này.

Sau khi hiểu rõ chân tướng sự thật rồi thì điều đáng quý chính là buông xuống. Xả thân trân bảo, tức là buông xuống. Cho nên buông xuống mới là công phu chân thật.

Chúng ta xem tiếp đoạn Kinh Văn dưới. Tứ giả, ngã đắc Phật tâm, chứng ư cứu cánh, năng dĩ trân bảo chủng chủng cung dưỡng thập phương Như Lai bàng cập pháp giới lục đạo chúng sanh, cầu thê đắc thê, cầu tử đắc tử, cầu tam muội đắc tam muội, cầu trường thọ đắc trường thọ, như thị nãi chí cầu đại Niết Bàn, đắc đại Niết Bàn. Điều này quả thật không thể nghĩ bàn.

Phật tâm là gì?

Trong Kinh Di Đà nói lý nhất tâm bất loạn chính là Phật tâm. Lý nhất tâm có cạn sâu sai biệt bất đồng. Chúng ta từ Viên Giáo mà nói, Viên Giáo Sơ trú Bồ Tát sơ được lý nhất tâm bất loạn, đây là cạn.

Đẳng giác Bồ Tát phá bốn mươi phẩm vô minh, lý nhất tâm này sâu. Vô minh có bốn mươi mốt phẩm, phá được một phẩm là lý nhất tâm, phá một phẩm vô minh chứng một phần pháp thân. Pháp thân, pháp tánh, tâm thanh tịnh chính là Phật tâm. Trong Kinh Viên Giác nói tâm thanh tịnh, tâm tịnh viên giác chính là Phật tâm.

Câu sau đây là câu không thể không có, nếu như không có ngã đắc Phật tâm, thì sơ trú đã đạt được. Chứng ư cứu cánh đó chính là Đẳng giác, pháp vân địa không thể xưng là cứu cánh. Đẳng giác Bồ Tát của Như Lai quả địa thượng có thể xưng là cứu cánh. Bởi vì Đẳng giác vị tại Bồ Tát đã đến đỉnh đầu, địa vị cao nhất, Bồ Tát địa đã hết, cho nên xưng là cứu cánh.

Nếu quý vị hỏi, họ làm sao mà chứng đắc đến địa vị cao như vậy?

Chứng đến rốt ráo lý nhất tâm bất loạn?

Họ tu bằng cách nào?

Không có gì khác, chính là đoạn trước đã nói xả thân trân bảo, họ mỗi mỗi đều buông xuống được. Cho nên có thể chứng ư cứu cánh, chúng ta không thể nào chứng được cứu cánh. Thậm chí chúng ta không những chưa chứng được lý nhất tâm, ngay sự nhất tâm cũng đắc chưa được.

Nguyên nhân do đâu?

Mỗi mỗi đều chưa buông xuống được, chướng ngại tại đây.

Người thế gian nói, nếu như chúng ta tìm ra được chướng ngại của bản thân rồi, sau đó phá trừ chướng ngại, vậy không phải là thuận buồm xuôi gió rồi ư?

Bản thân không hiểu được chướng ngại tại đâu, đó là mê hoặc. Điều này cần có thiện tri thức giảng giải chỉ điểm cho chúng ta chướng ngại tại đâu, chướng gì đã che ngăn chúng ta, ngại gì đã trở ngại chúng ta làm cho việc tu hành của chúng ta cảm thấy khó khăn như vậy.

Chư Phật Bồ Tát đại từ đại bi nói ra hết cho chúng ta, sau khi nói ra chúng ta tin hay chăng?

Chúng ta muốn bạt trừ chướng ngại của bản thân chăng?

Có muốn chứng được cứu cánh chăng?

Trong tâm thì muốn, lại không tin, không chịu bỏ chướng ngại, vậy thì có cách gì nữa?

Chẳng còn cách gì nữa.

Sự việc này không liên quan gì đến học lực, kinh nghiệm thế gian, nhất định không nên hiểu nhầm, học Phật nhất định phải tốt nghiệp đại học, xuất thân là tiến sĩ.

Thử hỏi Lục Tổ Đại Sư Ngài tốt nghiệp đại học nào?

Ngài ngay cả chữ cũng không biết, trình độ giáo dục của Ngài ngay cả trình độ sơ cấp cũng không có, Ngài làm Tổ Sư, Ngài thành Phật rồi. Không liên quan. Nó thật tình càng học trường lớp nhiều, sở tri chướng càng nhiều, càng thêm phiền phức.

Trước đây người xuất gia trong tùng lâm tự viện không xem báo chí, cũng không nghe đài phát thanh. Lúc tôi ở nhà tranh cùng với Pháp Sư Sám Vân vào năm Dân quốc thứ 47, ở chung am tranh với Ngài, am tranh tại Phố Lý, trong am tranh không có báo chí, cũng không có máy thu âm. Chúng tôi ở trên núi một tháng cũng không xuống núi.

Sự việc ở bên ngoài cách chúng tôi khoảng một dặm đường cũng không biết được, xảy ra sự việc gì cũng không biết. Chỉ biết mặt trời lên thì làm việc, mặt trời lặn thì nghỉ ngơi. Chúng tôi làm người nguyên thủy, sáu căn thanh tịnh, mảy trần không nhiễm.

Việc gì cũng không biết đến, tâm thanh tịnh, biết ít việc phiền não ít, quen biết nhiều thị phi nhiều. Quen biết nhiều người rồi thì thị phi càng nhiều, biết đến nhiều việc quá phiền não cũng nhiều lên. Người tu hành phải đoạn phiền não, phải ít thị phi. Cho nên việc thế gian biết càng ít càng tốt, tâm càng thanh tịnh.

Người mới học Phật Pháp nhất định phải như vậy mới có thể định tâm được.

Vì sao?

Cầu căn bản trí, căn bản trí đạt được rồi sau đó mới ra đi tham học, bác học đa văn. Bác học đa văn quý vị quen biết người càng nhiều càng tốt, sự việc biết đến càng nhiều càng tốt.

Vì sao vậy?

Họ không sanh phiền não, họ tăng trí tuệ. Phải hiểu được rằng mọi thứ điều là tám vạn bốn ngàn pháp môn, môn môn thông đạt, mới có thể độ hóa chúng sanh.

Nếu như không có căn bản trí, chúng Ta Biết nhiều việc, quen biết nhiều người, thì phiền phức sẽ đến, tăng trưởng phiền não chướng, tăng trưởng sở tri chướng. Cho nên tu học Phật Pháp nó có hai giai đoạn, phương pháp, mục tiêu của hai giai đoạn này hoàn toàn không tương đồng.

Mục tiêu thứ nhất là cầu căn bản trí, phải đoạn tuyệt tất cả ngoại duyên. Đạt đến tâm địa thanh tịnh, trí tuệ khai. Đức Phật dạy chúng ta như vậy, chư Bồ Tát lịch đại Tổ Sư Đại Đức đích thực cũng tu học như vậy. Chúng ta ngày này chưa đoạn phiền não, không cầu nhất tâm, vừa bắt đầu đã muốn bác học đa văn.

Bác học đa văn này biến thành gì?

Thế trí biện thông, toàn đều biến thành đều này.

Tu những gì vậy?

Tu phiền não chướng, tu sở tri chướng, chỉ lo hai chướng này chưa đủ sâu dày. Làm những việc này gọi là đi ngược với đạo.

Từ trong đoạn Kinh Văn này thấy Quán Thế Âm Bồ Tát chứng đến cứu cánh cực quả, chúng ta hiểu được Ngài là cổ Phật tái lai, Ngài đã sớm thành Phật rồi, quay trở lại địa vị Đẳng giác Bồ Tát, Ngài sở chứng đương nhiên là viên cực rồi.

Đến địa vị này còn như thế nào?

Ngài vẫn phát tâm quảng tu cúng dường, đây là thị hiện có thể dùng các loại trân bảo cúng dường thập phương Như Lai.

Dưới đây nói bàng cập pháp giới, lục đạo chúng sanh, trên cúng dường Chư Phật, dưới cúng dường chúng sanh, tất cả đều bình đẳng, không có phân biệt. Sự cúng dường giống như Phẩm Hạnh Nguyện trong Kinh Hoa Nghiêm đã nói, trong Tứ Thập Hoa Nghiêm nói rất nhiều rất tường tận. Ở đây không cần nêu lại từng vấn đề nữa.

Quảng tu cúng dường là tu thế nào?

Chính là tu điều trước đây đã nói xả thân, xả trân bảo, khó xả xả được, khó hành hành được. Những đồng tu tại gia nghe xong thì lỗi tương đối ít, đồng tu xuất gia phải đặc biệt chú ý, trong Kinh luận đều dạy chúng ta quảng tu cúng dường, các người phải cúng dường cho ta nhiều vào. Cúng dường ta càng nhiều càng có phước.

Ai có phước?

Tôi đây thì hưởng phước. Quý vị không cúng dường tôi ngay cả cơm ăn cũng thành vấn đề, cúng dường càng nhiều thì phước báo của tôi càng lớn.

Nếu như có ý niệm như vậy, họ cúng dường là bồi phước, cúng cho chúng ta đến đâu rồi?

Cúng đến A tỳ địa ngục. Hiện tại hưởng phước, hưởng chỉ vài năm ngắn ngủi, một hơi thở không vào thì đến A tỳ địa ngục luôn, phiền phức lớn.

Cho nên chúng ta phải giác ngộ, tất cả chúng sanh đến cúng dường có nên tiếp nhận chăng?

Phải tiếp thu. Vì chúng sanh làm ruộng phước, bản thân chúng ta nếu hưởng thọ rồi, bản thân phải đọa lạc.

Vì sao vậy?

Vì tăng trưởng tâm tham, tín đồ này cúng dường rất nhiều rất hoan hỷ, đối với họ rất tốt. Người kia trước nay chưa từng cúng dường vừa nhìn thấy đã tức giận, tăng trưởng tham, sân, si, mạn. Tu hành như vậy tức là tu tham, sân, si, mạn, tu thị phi nhân ngã.

Họ không đến A tỳ địa ngục thì ai đến A tỳ địa ngục chứ?

Bản thân phải hiểu được, chúng ta tiếp thu thập phương cúng dường, phải làm sao?

Giống như Quán Thế Âm Bồ Tát vậy, cúng dường thập phương Như Lai cho đến pháp giới lục đạo chúng sanh. Chúng sanh cúng dường ta rồi, tu phước rồi, ta cúng dường Phật, cúng dường tất cả chúng sanh. Ta cũng tu phước, quý vị không đọa lạc, ta cũng không đọa lạc, như vậy mới đúng.

Chúng tôi đặc biệt nhắc nhở đồng tu xuất gia, quý vị không nên xây Đạo tràng.

Vì sao vậy?

Xây dựng Đạo tràng rất dễ dàng đọa lạc.

Không xây dựng Đạo tràng thì ở đâu?

Tự nhiên có Phật Bồ Tát an bài nơi chỗ cho quý vị, hà tất bản thân phải lo nghĩ?

Không cần đến bản thân lo nghĩ. Bản thân có một Đạo tràng, Phật, Bồ Tát, thần hộ pháp tuyệt đối không quan tâm chúng ta.

Vì sao vậy?

Bản thân có cách không cần Ngài đến chăm lo cho chúng ta, lúc bản thân không có cách gì cả, Phật, Bồ Tát, thần hộ pháp phải chăm lo cho quý vị.

Nhất định không xây dựng Đạo tràng, vì sao vậy?

Xây Đạo tràng chúng ta nghĩ xem ta có tăng trưởng tham, sân, si, mạn hay chăng?

Không có Đạo tràng nhìn thấy người khác đều rất tốt, tôi không được, không bằng quý vị, bản thân rất khiêm tốn. Có Đạo tràng rồi thì lưng cũng ưỡn ra, cánh tay cũng thẳng ra, tôi là trú trì, tôi là chủ của một nơi, rất ngạo mạn, cống cao ngã mạn.

Từ sáng đến tối tham muốn danh văn lợi dưỡng, cho nên quý vị hễ có Đạo tràng, thì cái cửa đó là cửa gì?

Cửa địa ngục, phải hiểu điều đó. Lời tôi nói đều rất khó nghe nhưng đều là lời chân thật.

Quý vị lúc nào phát tâm Đạo tràng của tôi là của thập phương, không phải của tôi. Vậy thì quý vị có công đức, không có lỗi lầm. Đạo tràng là của tôi, bản thân còn muốn có một tờ giấy chứng nhận quyền sở hữu, vậy thì xong, Thế Giới Tây Phương Cực Lạc không có phần nữa.

Vì sao?

Nơi này có quyền sở hữu, nơi kia có bảo hiểm, đi không được.

Nơi này chẳng liên quan gì đến tôi, thứ gì cũng không cần, ngay cả thân thể cũng xả, hà huống là vật ngoài thân?

Xả cho hết sạch. Thế Giới Tây Phương Cực Lạc lúc nào cũng có thể đi, được đại tự tại.

Đây chính là nói với chúng ta cúng dường mười phương Như Lai đó là Quán Thế Âm Bồ Tát, không có vấn đề gì.

Chúng ta nếu muốn cúng dường mười phương Như Lai đến đâu mà cúng dường?

Đâu cũng được. Trong Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Viên Giác, tất cả chúng sanh vốn đã là Phật, chúng ta cúng dường tất cả chúng sanh chính là cúng dường mười phương Như Lai.

Quán Thế Âm Bồ Tát có thể bồi phước, chúng ta cũng có thể làm được, tuyệt đối không nói Quán Thế Âm Bồ Tát Đẳng giác Ngài mới có thể tu đại phước đó, chúng ta làm không được, không có đạo lý này. Ở trong nhà Phật, pháp pháp bình đẳng.

Phước Bồ Tát có thể tu được, chúng ta cũng có thể tu được, vấn đề là có hiểu được đạo lý này chăng, biết tu chăng?

Nếu như chúng ta sự lý đều không có chướng ngại, chúng ta hiện tiền một niệm tâm viên mãn thì cùng với Quán Thế Âm Bồ Tát không có sai biệt.

Chư vị nên biết trong cúng dường, Kinh Luận nói dùng pháp cúng dường là đệ nhất.

Pháp cúng dường vì sao là đệ nhất?

Làm cho chúng sanh khai ngộ, đây là điều quan trọng thứ nhất. Sau khi ngộ rồi họ mới có thể thoát ly luân hồi khổ hải, họ mới có thể giống như Phật Bồ Tát vậy chứng được đại tự tại.

Mấy câu dưới đây cũng là nêu ra một cương lĩnh, thê tử, trường thọ đây đều thuộc về tài bố thí.

Nếu chúng ta hỏi có thể chăng?

Nói với chư vị rằng, nhất định có thể. Cầu thê này là hiền thê lương mẫu, cầu là cầu điều này, chứ không phải cầu oan gia, người thế gian thường nói không phải oan gia không gặp nhau. Ý nghĩa chính là đây vậy, cầu hiền thê lương mẫu.

Cầu tử là cầu con cái tốt, hiếu tử hiền tôn, là chỉ cho điều này.

Trường thọ người người đều muốn cầu mạnh khỏe trường thọ, đây thuộc về tài bố thí, vô úy bố thí, đích thực có năng lực này. Điều này trên lý luận nhất định nói thông được, nhưng chúng ta nhất định phải nhớ, phương pháp và lý luận cầu là đúng như Bồ Tát đã giảng. Lý là tu tập, bổn diệu viên thông, thanh tịnh bổn căn, đây là lý. Phương pháp là xả thân, tài bảo. Cảm ứng là ai mẫn.

Cho nên có lý luận, phương pháp, có cầu tất ứng, không y theo lý luận, phương pháp này để cầu, chúng ta làm sao mà cầu được?

Đương nhiên là không có cách gì rồi.

Cầu tam muội được tam muội, đây là pháp bố thí, tam muội là gì?

Đối với người niệm Phật mà nói là nhất tâm bất loạn, niệm Phật tam muội.

Như thị nãi chí, cầu đại Niết Bàn, đại Niết Bàn là Như Lai quả địa, cho nên sự việc này chính là hỏi chúng ta, phải chăng thực sự hiểu rõ đạo lý, hiểu được phương pháp này?

Như lý như pháp thành tâm thành ý để cầu, thì không có chuyện không cảm ứng. Nếu như cầu không có cảm ứng thì chúng ta và lý luận phương pháp này nhất định có sai lệch. Không có sai lệch nhất định có thể cầu được.

Thọ mạng đến rồi, không còn nữa, tôi còn muốn cầu trường thọ, cũng được.

Ngay cả sự việc này cũng có thể giải quyết, thì những việc khác không phải chỉ là việc nhỏ nhặt không đáng kể sao?

Thọ mạng mà cũng có thể tùy theo tâm ý của mình để kéo dài. Nói cách khác, trên thế giới này muốn sống bao lâu thì sống, được đại tự tại. Đây là điều khó nhất trong các điều sở cầu mà còn có thể cầu được, hà huống là những điều khác.

Đây là hy vọng các đồng học phải cẩn thận lưu ý, lý luận cho tường tận. Quý vị tỉ mỉ nghe trong đại thừa Khởi Tín Luận có một đồng học nêu ra một vấn đề. Ông ấy nói trong đại thừa Khởi Tín Luận tôi giảng rằng, danh hiệu Phật chỉ là phương thức để Phật giáo hóa chúng sanh.

Thế Tôn tại Tây Phương Tịnh Độ tức là A Di Đà Phật, Chư Phật nhất thể không có tướng sai biệt tại sao chúng ta chỉ tụng A Di Đà Phật, là pháp giới tàng thân, mà không phải là Chư Phật, là pháp giới tàng thân?

Chúng tôi thường nói A Di Đà Phật, vị Phật này rất đặc biệt, khác với những vị khác.

Lại trong Phẩm thứ tư Diêm Phù chúng sanh nghiệp hoặc trong Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện nói nhất thiết trí thành tựu Như Lai, Phật đó thọ mạng sáu vạn kiếp, thanh tịnh Liên Hoa Mục Như Lai Đức Phật này thọ mạng bốn mươi kiếp, xin hỏi tôn chỉ thọ mạng là gì?

Đã là Phật, Như Lai giác ngộ tại sao lại thọ mạng hữu tận?

Vấn đề ông ấy nêu ra quý vị đã nghe rồi. Không những Phật không có thọ mạng, bản thân chúng ta cũng không có thọ mạng. Phật nói tất cả pháp là đối trị tất cả phân biệt chấp trước của chúng sanh, chúng sanh nếu như không có phân biệt chấp trước thì miệng Phật đã treo ở trên tường, đóng đinh mà treo lên tường, không cần nói câu nào cả.

Chúng sanh có phân biệt chấp trước, cho nên Phật mới phương tiện thuyết pháp. Phật thuyết pháp, chúng tôi ở giảng tòa cũng nói đến rất nhiều lần, nói mà không nói, không nói mà nói, cho nên chúng ta không nên dùng tâm phân, tâm chấp trước để nghe.

Chúng ta phải giống như Phật vậy, nghe mà không nghe, không nghe mà nghe, lúc đó mới có thể nghe vào được. Nếu không những điều đã nghe đều là cứng nhắc nơi ngôn ngữ, văn tự.

Sau khi nghe xong trong tâm sanh phiền não, đó chính là gì?

Sanh phân biệt, sanh chấp trước. Nếu như nghe rồi hoàn toàn không có lãnh hội thì sanh vô minh. Người biết nghe Kinh phá vô minh, phá tà kiến, tăng trưởng trí tuệ, tăng trưởng tâm thanh tịnh. Như vậy mới là thực sự thính văn.

Chúng ta đọc kinh mở đầu đã như thị ngã văn, văn là cách nghe như vậy. Nguyên tắc hiểu được rồi, thì tất cả những vấn đề nhỏ nhặt khác đều có thể giải quyết được hết.

Phật Phật Đạo đồng, làm gì có vị nào là số một vị nào không phải là số một?

Nói số một chẳng phải là vì tâm phân biệt quá nhiều, tâm phân biệt quá nhiều thì tâm ta là tâm tán loạn, không thể nào định tại một nơi được.

Nói Đức Phật nào là số một, Kinh nào là số một, là bảo chúng ta quyết một lòng thâm nhập một môn, ý nghĩa chính là đây vậy.

Vì sao nhất định phải A Di Đà Phật là số một?

Vậy thì quý vị nói vị nào là số một thì vị đó là số một.

Không nhất định, có đúng chăng?

Chúng ta thích vị nào thì quyết một lòng để tâm nơi vị đó, ta có thể thành tựu, đúng hay không.

Nếu như tôi nói là Phật Thích Ca Mâu Ni số một, người khác hỏi vì sao Phật Thích Ca Mâu Ni là số một?

Sự việc này phiền phức lớn rồi, vĩnh viễn tranh luận không ngừng, có phải chăng?

Đánh đến đầu chảy máu cũng không thể nào đoạn được, cho nên điều Phật nói tất cả đều là pháp phương tiện, nhất định không nên chấp trước.

Nếu như chúng ta chấp trước, nói cách khác căn tánh của ta chưa thành thục, chưa có tư cách học Phật.

Vì sao vậy?

Càng học càng tệ hại, tăng trưởng phiền não chướng, tăng trưởng sở tri chướng, cho nên phải hiểu được nghĩa thú thâm sâu mà Phật thuyết pháp. Trong Kinh Phật giảng là mật ý, nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa.

Hết giờ rồi, hôm nay chúng ta giảng đến đây.

***