Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

THẬT SỰ NGỘ NHẬP THÌ NHẤT ĐỊNH LÀ LÌA KHỔ ĐƯỢC VUI TRONG HIỆN TẠI, NGAY LẬP TỨC CUỘC SỐNG CỦA CHÍNH MÌNH THAY ĐỔI

THẬT SỰ NGỘ NHẬP THÌ NHẤT ĐỊNH

LÀ LÌA KHỔ ĐƯỢC VUI TRONG

HIỆN TẠI, NGAY LẬP TỨC CUỘC SỐNG

CỦA CHÍNH MÌNH THAY ĐỔI

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Ngộ là hiểu rõ, hoàn toàn hiểu rõ, minh bạch, đó là khai ngộ. Nhập là biến các đạo lý và phương pháp ấy thành sự hành trì trong cuộc sống của chính mình, tức là thật sự đạt được thụ dụng, đó là nhập.

Có người tuy đã ngộ, nhưng chính mình chẳng thể thụ dụng, chính mình vẫn là phàm phu, vẫn khổ não, tức là tuy ngộ nhưng chẳng nhập. Phật Pháp quý ở chỗ khế nhập. Nay chúng tôi cũng đặc biệt nhấn mạnh điểm này, do đó, khuyên mọi người niệm Kinh Vô Lượng Thọ.

Niệm Kinh Vô Lượng Thọ thì phải nhập cảnh giới của A Di Đà Phật, cách nhập ra sao?

Tức là biến đạo lý trong Kinh Vô Lượng Thọ thành tư tưởng và kiến giải của chính chúng ta, biến các giáo huấn trong Kinh Vô Lượng Thọ thành hành vi trong cuộc sống của chúng ta, đó là nhập. Nếu lý luận và phương pháp đều đã hiểu, nhưng chúng ta làm không được, đó là chỉ ngộ, chẳng nhập, vậy thì chẳng có tác dụng lớn lao gì. Chẳng thật sự được thụ dụng.

Thật sự ngộ nhập thì nhất định là lìa khổ được vui trong hiện tại, ngay lập tức cuộc sống của chính mình thay đổi, xác thực là biến đổi, mạng đã chuyển, lập tức chuyển, trong tương lai quyết định sanh về Tịnh Độ. Đó mới là thật sự học Phật.

Nhất định phải biến lý luận thành tư tưởng và kiến giải của chính mình, biến giáo huấn thành hành vi trong cuộc sống của chính mình, đó là điều quan trọng. Trong hết thảy các Kinh, chúng ta chọn lựa Kinh Vô Lượng Thọ cũng là rất có lý. Kinh Vô Lượng Thọ được hết thảy Chư Phật đề xướng, đó là lý do thứ nhất.

Lý do thứ hai là Kinh Vô Lượng Thọ phân lượng không nhiều lắm, nhưng những điều được giảng trong ấy, phương diện nào cũng chu đáo, rất khó có.

Ví như Kinh Kim Cang, Kinh Kim Cang hoàn toàn là lý, hiểu rõ lý thì được, nhưng ứng dụng trong cuộc sống như thế nào?

Kinh chẳng giảng. Chúng ta xử sự, đãi người tiếp vật nếu dùng Kinh ấy làm căn cứ sẽ rất khó.

Kinh Vô Lượng Thọ dạy chúng ta hiếu thuận cha mẹ ra sao?

Tôn kính Sư Trưởng như thế nào?

Đối xử với đại chúng trong xã hội ra sao?

Thảy đều giảng rất rõ ràng, đây là điều hết sức khó có. Đương nhiên là Kinh giảng rất nhiều, gần như quá nửa bản Kinh nói về chuyện này. Phần chuyên môn tập trung các giáo huấn về cách xử sự, đãi người, tiếp vật là từ chương ba mươi ba đến chương ba mươi bảy, năm chương ấy toàn giảng về chuyện này.

Vì thế, trong công khóa sớm tối của chúng ta trong hiện thời, khóa sáng chúng ta niệm bốn mươi tám nguyện, khóa tối chúng ta niệm năm chương ấy. Niệm năm chương ấy với hy vọng có thể ứng dụng trong cuộc sống.

Cuộc sống, cách xử sự, đãi người, tiếp vật của chúng ta đã có căn cứ ấy, tuân theo giáo huấn của A Di Đà Phật và Thích Ca Mâu Ni Phật để làm. Đọc bốn mươi tám nguyện, hy vọng cách nghĩ, cách nhìn của chúng ta giống như A Di Đà Phật. Tâm, nguyện của chúng ta giống như Phật, giải và hạnh giống như Phật, đó gọi là khế nhập.

Kinh Văn không dài, thọ trì dễ dàng. Giảng một lần cũng dễ dàng, đọc một lần cũng dễ dàng, thực hiện cũng chẳng khó. Nếu là những bộ Đại Kinh khác, như Hoa Nghiêm chẳng hạn, nói rất nhiều phương pháp, còn nhiều hơn Kinh Vô Lượng Thọ, lý luận được giảng còn tỉ mỉ hơn, nhưng Kinh quá lớn.

Quá lớn sẽ chẳng tiện thọ trì, chẳng thuận tiện như quyển Kinh này. Vì thế, đặc biệt chọn lựa bộ Kinh này. Nhất là chúng ta nhằm vào mục đích mong sanh về Tây Phương Tịnh Độ, đây chính là bộ Kinh Điển chánh yếu nhất của Tây Phương Tịnh Độ. Vì vậy, có khá nhiều lý do để chọn lựa bộ Kinh này, mà chẳng chọn lựa Kinh Điển khác.

Nhược tương kết ích phán giáo. Nếu dựa theo các kết luận về sự lợi ích để phán giáo, kết là tổng kết, ích là lợi ích, tức là nói tổng kết, dựa theo lợi ích để nói, để phán giáo. Thiên viên, tối vi minh hiển sẽ thấy Kinh này là thiên viên rõ rệt nhất.

Kinh này là Viên Giáo, nhưng chẳng phải là toàn viên, mà là thiên viên. Nó chẳng phải là thuần viên. Thuần viên là Pháp Hoa, toàn viên là Hoa Nghiêm.

Thưa cùng quý vị, Kinh Vô Lượng Thọ là thuần viên, là toàn viên, còn ở đây vì sao là thiên?

Vì những điều được giảng thiên về lý luận, phương pháp và nhân quả, trọn chẳng phải là giới thiệu toàn thể y báo và chánh báo trang nghiêm trong Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, giới thiệu toàn thể những điều đó là Kinh Vô Lượng Thọ. Chẳng hạn như Kinh này chẳng nói đến bốn mươi tám nguyện của A Di Đà Phật, nên chẳng viên mãn.

Trong Kinh Vô Lượng Thọ có giảng lý luận, giảng về ba bậc vãng sanh, có nói tới chánh nhân vãng sanh. Ở đây giảng ba bậc chín phẩm giống như Kinh Vô Lượng Thọ, nhưng Kinh Vô Lượng Thọ giảng giản lược, còn Kinh này giảng chi tiết.

Tuy giảng chi tiết, vẫn chẳng hoàn toàn viên mãn. Viên mãn là Kinh Vô Lượng Thọ. Kinh này có thể bổ sung cho Kinh Vô Lượng Thọ, dùng làm tài liệu để đọc bổ sung cho Kinh Vô Lượng Thọ. Thị cố kim văn tựu ích định chi, thị đốn, phi tiệm. Vì thế, nay dựa theo lợi ích để phán định Kinh Văn này là đốn, chẳng phải là tiệm, nói theo mặt lợi ích, Kinh này là đốn giáo.

Đề xưng Phật thuyết, giản dị tứ nhân đề Kinh ghi là Phật thuyết, nhằm phân biệt khác với bốn hạng người. Phật Pháp hết sức cởi mở, có tánh chất bao dung rất lớn, chẳng ích kỷ. Chẳng phải là nói Kinh Phật thì chỉ có Kinh nào do Đức Phật đã nói thì mới gọi là Kinh Phật, Kinh do người khác nói chẳng thể gọi là Kinh Phật.

Đức Phật nói có thể, chỉ cần những điều quý vị nói có tông chỉ, lý luận và y cứ giống như những gì Đức Phật đã nói, Đức Phật đều chấp nhận: Quý vị nói giống như ta nói, đó là Kinh Phật.

Vì vậy, Kinh Phật do năm hạng người nói: Có Kinh do Đức Phật nói, tức là Đức Phật tự mình nói. Có Kinh do đệ tử nói, tức là học trò của Phật nói. Có Kinh do Chư Thiên nói. Có Kinh do Tiên Nhân nói. Lại còn có Kinh do người biến hóa nói. Nhiều người đều có thể nói như vậy, nhưng Kinh do những người đó nói phải được Đức Phật hứa khả thì mới được coi như do chính Đức Phật nói.

Nhưng hiện thời, Đức Phật chẳng tại thế, đối với những gì do những người ấy nói, ai có thể chứng minh đó là Kinh Phật?

Đức Phật chẳng còn trụ thế, nhưng còn có cái gọi là Pháp Ấn. Pháp Ấn là nói tới nguyên lý, nguyên tắc. Nguyên lý và nguyên tắc giống như Đức Phật đã nói thì đều có thể gọi là Kinh Phật. Tiểu thừa có ba nguyên tắc là vô ngã, vô thường, Niết Bàn.

Nếu chẳng trái nghịch những nguyên tắc ấy, những điều do những người ấy nói đều có thể gọi là Kinh, vì có tông chỉ chẳng khác những gì do Đức Phật đã nói. Pháp Ấn của Kinh Điển Đại Thừa là thật tướng, hễ phù hợp thật tướng thì chúng ta đều có thể thừa nhận đấy là Kinh Phật, không nhất định phải là do Đức Phật nói.

Quý vị thấy tại Trung Quốc, Lục Tổ Đàn Kinh chẳng do Đức Phật nói, mà do Huệ Năng Đại Sư nói. Huệ Năng là người Hoa, chưa từng đến Ấn Độ. Sự thừa truyền của Ngài là do Hòa Thượng Ngũ Tổ Nhẫn truyền trao. Hòa Thượng Ngũ Tổ Nhẫn cũng là người Hoa, cũng chẳng phải là Cao Tăng Ấn Độ truyền cho.

Các vị Tổ Sư Đại Đức của các tông phái đại thừa tại Trung Quốc đều thừa nhận những điều Ngài Huệ Năng đã nói có thể gọi là Kinh, vì sao?

Tổng chỉ của những điều do lão nhân gia đã nói quyết định chẳng mâu thuẫn với tông chỉ do Đức Phật đã nói trong các Kinh đại thừa. Đó là một thí dụ.

Tựa đề Kinh này được khởi đầu bằng chữ Phật thuyết. Thêm vào chữ này, vì Kinh do chính miệng Đức Phật thuyết, chẳng do bốn hạng người kia nói. Nếu do bốn hạng người kia nói thì tựa đề Kinh chẳng thể ghi là Phật thuyết. Hễ thêm vào chữ Phật thuyết, nhất định là do chính Đức Phật nói.

Trong đề mục của Kinh có thêm vào hai chữ mở đầu là Phật thuyết thì có một nguyên tắc: Nhất định phải do chính miệng Đức Phật nói ra. Ngoài ra, trong phần Chánh Tổng, câu đầu tiên trong phần Chánh Tổng do Đức Phật nói, thông thường, Kinh Điển giống như vậy sẽ được thêm hai chữ Phật thuyết vào đầu tựa đề.

Nếu tuy là Phật thuyết, nhưng câu đầu tiên trong phần Chánh Tổng chẳng phải do Đức Phật nói, tựa đề Kinh sẽ không mở đầu bằng chữ này. Giống như tựa đề các Kinh Kim Cang, Kinh Diệu Pháp Liên Hoa chẳng bắt đầu bằng chữ Phật thuyết.

Những Kinh ấy đều là Đức Phật và đệ tử một hỏi, một đáp, nhưng câu đầu tiên chẳng do Đức Phật nói. Nếu câu đầu tiên do Đức Phật nói, thông thường trong tựa đề của Kinh ấy phải ghi thêm chữ Phật thuyết, khiến cho chúng ta vừa thấy liền biết bản Kinh ấy do chính miệng Đức Phật nói ra.

***