Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ LẦN THỨ BỐN - TẬP CHÍN - A

TỊNH ĐỘ ĐẠI KINH KHOA CHÚ

LẦN THỨ BỐN

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

TẬP CHÍN - A
 

Các vị Pháp Sư, các vị đồng tu, xin mời ngồi!

Mời mọi người cùng tôi quy y Tam Bảo:

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

A Xà Lê tồn niệm, ngã đệ tử Diệu Âm, thỉ tùng kim nhật, nãi chí mạng tồn, quy y Phật Đà, lưỡng túc trung tôn, quy y Đạt Ma, ly dục trung tôn, quy y Tăng Già chư chúng trung tôn.

Mời xem Đại Kinh Khoa Chú tờ thứ một trăm năm mươi bốn, đếm xuống hàng thứ bốn, tiếp Lục cùng ghi chép hoàn toàn giống nhau.

Thế Tôn xưng kỳ bổn tánh, hoà bàn thác xuất, hào vô bảo lưu, cố danh xưng tánh: Tánh là tự tánh, là bổn tánh.

Người xưa chúng ta thường nói bổn tánh vốn thiện, liền đem câu này viết vào trong sách giáo khoa, đồng câu thứ nhất của Tam Tự Kinh: Nhân chi sơ, tánh bổn thiện.

Cái thiện này không phải thiện của thiện ác, mà cái thiện này là tán thán, là quá tốt, quá viên mãn, không hề có chút nào kém khuyết như trên Kinh Phật nói: Trí tuệ viên mãn, đức năng viên mãn, tướng hảo viên mãn, nên gọi là tự tánh. Tự tánh năng sanh vạn pháp, nó là bản thể của vạn pháp, tất cả pháp đều không thể lìa khỏi nó, bao gồm cả hư không. Nếu như lìa khỏi nó, hư không cũng không tồn tại.

Chúng ta thường hay dùng màn hình ti vi để làm thí dụ, tất cả hình ảnh của màn hình nếu như không có màn hình thì tất cả hình ảnh đều không thể xuất hiện.

Cái hình ảnh này giống như là tự tánh đã biến hiện ra. Năng biến hiện là bản thể của tự tánh. Bản thể so với cái gì cũng không phải, ở Tịnh Tông gọi nó là Thường tịch quang.

Bản thể chính là tự tánh, nó không phải hiện tượng vật chất, cũng không phải hiện tượng tinh thần, cho nên sáu căn của chúng ta duyên không đến được. Nếu nó là hiện tượng vật chất, thì tiền ngũ thức của chúng ta là mắt, tai, mũi, lưỡi, thân có thể duyên đến.

Nếu như hiện tượng tinh thần, thì tư tưởng của chúng ta có thể nghĩ đến được. Nhưng nó lại không phải là thứ gì cả, nó ở trước mặt chúng ta, chúng ta cũng mù mịt không biết, hoàn toàn không có cảm giác được sự tồn tại của nó, nó thường hằng tồn tại mỗi lúc mỗi nơi.

Nó hiện ra tướng, chính là năng sanh vạn pháp, chúng ta có thể thấy được rất cụ thể mà khoa học gia đã đem nó phân thành ba loại lớn này, đó là: Hiện tượng vật chất, hiện tượng tinh thần, hiện tượng tự nhiên. Phật Giáo hoá chúng sanh cũng là đem nó phân thành ba loại lớn, Phật gọi là Tam Tế Tướng của A lại da.

Thứ nhất là nghiệp tướng là hiện tượng tự nhiên, thứ hai là chuyển tướng chính là ý niệm, là hiện tượng tinh thần, thứ ba: Cảnh giới tướng chính là hiện tượng vật chất. Mặc dù danh xưng không giống nhau, nhưng nói ra đều là một sự việc. Đại thừa giáo của Như Lai đều là từ trong tự tánh lưu xuất ra, hoà bàn thác xuất. Chúng ta tiếp người khách, dọn hết cả mâm ra, ngay bàn cũng đều bưng ra.

Đây là ý gì?

Ta thảy đều bày ra, không hề lưu giữ lại, không lưu lại chút nào gọi là hoà bàn thác xuất. Như Lai thân chứng là như thế nào, đều nói được rõ ràng, nói được tường tận, không hề lưu giữ, nên gọi là xứng tánh cực đàm.

Nhất thiết hàm linh: Là tất cả chúng sanh. Hàm linh, linh là trí huệ, linh là cảm xúc, đó chính là chỉ động vật trong hiện tượng, động vật có cảm xúc của minh hiển.

Vậy thực vật có hay không?

Có!

Khoáng vật có hay không?

Cũng có! Chân thật là trong thực vật có thần cây, có thần hoa, có thần cây cỏ, không giả chút nào, còn trong khoáng vật có Sơn Thần, có Thần Thổ Địa.

Ở trong Phật Pháp, đặc biệt là Kinh Hoa Nghiêm nói với chúng ta vô cùng tỉ mỉ, rất là rõ ràng: Giai nhân thử nhi đắc độ thoát, đều do đây mà được độ thoát. Do đây là do pháp môn Tịnh Độ, tín, nguyện, trì danh, do cái pháp môn này, nhờ cái pháp này mà được độ thoát. Cái được độ này chính là liễu thoát sanh tử, siêu việt thập pháp giới.

Hồi quy tự tánh rồi, từ tự tánh lưu xuất ra, sau cùng vẫn quay về tự tánh, như người xưa thường nói: Lá rụng về cội. Ý vị câu nói này rất sâu, sâu rộng không có bờ mé.

Cho nên một Bộ Kinh này, một câu Phật hiệu này, mỗi giờ mỗi phút đều là: Xứng tánh trung đăng phong tạo cực chi đàm. Phong là đỉnh núi, đỉnh cao, đăng phong tạo cực là đạt tới tột đỉnh, không còn gì cao hơn nó nữa.

Bộ Kinh này là Chư Phật Như Lai. Xứng tánh trung đăng phong tạo cực chi đàm, còn tín, nguyện, trì danh là Chư Phật Như Lai xứng tánh trung đăng phong tạo cực chi giáo.

Cho nên, nói xứng tánh cực đàm, đây là phán định Bộ Kinh này ở trong tất cả Kinh nó là ở địa vị như thế nào vậy?

Là bàn luận xứng tánh đến cùng tột. Hoàn toàn vì chúng ta trao bầy, hiển thị ra. Những đồng tu này chúng ta có phước.

Vì sao lại nói như vậy?

Vì ở trong tất cả Kinh, nếu không có phước thì làm sao bạn gặp được Bộ Kinh này?

Gặp được Bộ Kinh này cũng giống như bạn trúng được giải đặc biệt vậy, đây chính là phần thưởng cao thứ nhất, không phải thứ hai, thứ ba. Nếu như bạn có thể nắm lấy phần thưởng này thì ngay đời này bạn chắc chắn đi làm Phật.

Chúng ta xem tiếp đoạn phía sau liền biết được chính mình có phần, phía sau giảng cho chúng ta: Tam căn phổ bị, Thánh phàm tề thâu, triệt thượng tắc như, Phổ Hiền Văn Thù, thượng phát nguyện cầu sanh Cực Lạc. Tôi là lúc đang học Hoa Nghiêm, khi xem thấy đoạn Kinh Văn này liền sanh khởi lòng tin đối với Tịnh Độ, chân thật sanh khởi ý niệm cầu nguyện vãng sanh.

Triệt hạ, tắc ngũ nghịch thập ác, lâm chung đắc ngộ thiện hữu giáo dĩ niệm Phật, thập niệm thành công, diệc sanh bỉ quốc. Trên từ Phổ Hiền, Văn Thù, dưới đến ngũ nghịch, thập ác, bao gồm có cả ta ở trong đó, ta không ở bên ngoài, tất cả những người này đều có thể vãng sanh.

Chúng ta không thể sánh với bên trên là các Ngài Văn Thù, Phổ Hiền, nhưng sánh với bên dưới là ngũ nghịch thập ác thì chúng ta có thừa, làm gì có lý nào mà không vãng sanh?

Chúng ta xem qua Chú Giải của Hoàng Niệm Lão, ông nói: Chúng sanh căn khí, thiên sai vạn biệt, Thế Tôn cố thuyết, bát vạn tứ thiên pháp môn, quảng ứng quần cơ.

Tám vạn bốn ngàn không nhiều, cho nên đây không phải là số tự, vì số tự này rất có hạn, vậy thì tám vạn bốn ngàn này đại biểu cái gì?

Đại biểu vô lượng, vô biên, vô tận pháp môn, tám vạn bốn ngàn là cái ý này, là biểu pháp. Chúng sanh căn khí ngàn vạn sai khác, nên không chỉ tám vạn bốn ngàn, nếu Phật chỉ nói tám vạn bốn ngàn pháp môn, thì không có cách gì thích hợp được với đủ mọi căn cơ được rộng ứng quần cơ. Cho nên tám vạn, bốn ngàn này là biểu pháp vô lượng, vô biên, vô số, vô tận, vậy thì có thể nói được thông.

Hoa Nghiêm dùng mười đại biểu vô lượng, Kinh Di Đà dùng bảy đại biểu vô lượng, đều không phải là số mục. Hoa Nghiêm Viên giáo, chuyên tiếp thượng thượng căn nhân.

Khi tôi vừa tiếp xúc Phật giáo, Tiên Sinh Phương Đông Mỹ giảng cho tôi nghe bộ khái luận triết học, cái phần sau cùng là giảng triết học Phật Kinh, ông nói với tôi: Kinh Hoa Nghiêm là khái luận triết học viên mãn, nội dung bao gồm hết thảy Phật Giáo, Đại Thừa Tiểu Thừa, Tông Môn Giáo Hạ, Hiển Giáo Mật Giáo đều ở trong đó, không sót pháp nào, chuyên tiếp người thượng thượng căn.

Vậy Kinh Hoa Nghiêm có thể phổ bị ba căn hay không?

Nếu như không thể là phổ bị ba căn thì giá trị của Hoa Nghiêm liền có hạn rồi.

Còn chân thật Bổn Kinh này là phổ bị ba căn, làm sao thấy được?

Hoa Nghiêm đến sau cùng, Bồ Tát Phổ Hiền Mười đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc, chẳng phải viên mãn rồi sao?

Bồ Tát Phổ Hiền dùng cái gì để đạo quy Cực Lạc?

Dùng một câu Phật hiệu.

Làm sao ta thấy được?

Chúng ta xem thấy Tỳ Kheo kiết tường vân là vị thứ nhất trong năm mươi ba tham, vị thiện tri thức thứ nhất này, Ngài tu là Bát Chu Tam Muội, là chuyên niệm A Di Đà Phật cầu sanh Tịnh Độ.

Vị thứ nhất trong năm mươi ba tham này, vậy thứ nhất ở đây là ý gì?

Gọi là Tiên nhập vi chủ. Kinh Điển chủ tu nhất định là xếp ở thứ nhất, hoặc xếp ở sau cùng. Quả nhiên như vậy, năm mươi ba tham vị thứ nhất là niệm Phật cầu sanh Tịnh Độ, còn vị sau cùng, thứ năm mươi ba là Bồ Tát Phổ Hiền Mười đại nguyện vương đạo quy Cực Lạc. Bạn xem thấy một đầu một đuôi, chẳng phải rõ ràng rồi sao.

Chúng ta xem tiếp phía sau:

Trí huệ như Xá Lợi Phất, thần thông như Mục Kiền Liên, ư Phật Thanh Văn đệ tử trung quân xưng đệ nhất: Ngay trong học trò của Thế Tôn, Ngài Xá Lợi Phất là trí huệ đệ nhất, Mục Kiền Liên là thần thông đệ nhất, mà trong Hội Hoa Nghiêm cũng còn như đui, như điếc.

Đản tại Hoa Nghiêm hội thượng, như manh, như lung, huống thị hạ ư thử giả, cố vân hạ căn tuyệt phần. Phật không giảng Hoa Nghiêm đối với người hạ căn, Hoa Nghiêm là đối với thượng thượng căn mà nói.

Do vậy mà hạ căn không có phần. Thế nhưng Phật cũng không bỏ người căn tánh hạ hạ nên Phật giảng Kinh Vô Lượng Thọ, đó là chính là phổ độ tất cả chúng sanh, không luận căn cơ gì đều bao gồm ở trong đó.

Chí ư tiểu, thỉ chư giáo, nãi tiếp quyền tiểu chi cơ:

Hoa Nghiêm năm giáo, gồm có: Tiểu, thỉ, chung, đốn, viên. Hai loại đầu là tiểu giáo và thỉ giáo giống như tiểu học và trung học, Phật thành lập Đại Học, mở Viện Nghiên Cứu, đồng thời cũng lập tiểu học, vậy thì hai loại tiểu, thỉ này là quyền tiểu chi cơ. Quyền là phương tiện nói, cũng chính là hằng thuận chúng sanh, tùy hỉ công đức.

Tuy nhiên, tiểu, thỉ giáo này so với thượng căn thì sao?

Đối thượng căn, tắc hữu giáo thiển cơ thâm chi thất, diệc bất ứng cơ, cho nên không ứng cơ. Đây là nói được rất rõ ràng.

Duy Bổn Kinh chi trì danh niệm Phật pháp môn, Thánh phàm tề thâu, lợi độn tất bị.

Phật nói Bộ Kinh này, không phải chỉ một lần mà Bộ Kinh này nói qua rất nhiều lần. Cho nên vào lúc đó khi kết tập Kinh Tạng thì có những bổn khác nhau. Chí ít lưu truyền đến Trung Quốc có ba bổn khác nhau. Lão cư sĩ Mai Quang Hy giới thiệu trong lời tựa rất rõ ràng, nhiều lần Ngài tuyên thuyết nói rõ Bổn Kinh này không phải Kinh Điển thông thường.

Kinh Điển phổ thông thông thường bao gồm Hoa Nghiêm, Pháp Hoa, Phật chỉ nói một lần, không nói đến hai lần, nhưng chỉ riêng Kinh Vô Lượng Thọ này là Phật nhiều lần tuyên nói.

Đây chính là tâm độ chúng sanh của Phật quá khẩn thiết, nên ở ngay chỗ này chúng ta có thể sâu sắc thể hội được bổn hoài của Như Lai, Bổn nguyện của Ngài là phải độ hết tất cả chúng sanh, giúp đỡ chúng sanh viên mãn thành Phật, đây là bổn hoài của Phật.

Vậy cần phải có một pháp môn sao cho tất cả căn tánh khác nhau, căn tánh ngàn vạn sai biệt thảy đều được độ hết, đó chính là: Tín, nguyện, trì danh mà trên Kinh Vô Lượng Thọ đã nói. Triệt thượng, tắc như Phổ Hiền Văn Thù, thượng phát nguyện cầu sanh Cực Lạc.

Bài kệ của Phổ Hiền Bồ Tát viết rằng nguyện ngã, ngã này chính là Bồ Tát Phổ Hiền tự xưng: Nguyện ngã lâm dục mạng chung thời, tận trừ nhất thiết chư chướng ngại, diện kiến Bỉ Phật A Di Đà, tức đắc vãng sanh an lạc sát.

Xem tiếp bài kệ của Ngài Văn Thù Bồ Tát, thì hai bài kệ của hai Ngài đều gần giống như nhau: Nguyện ngã mạng chung thời, diệt trừ chư chướng ngại, diện kiến A Di Đà, vãng sanh an lạc sát. Hai vị đại Bồ Tát, ý nghĩa của nguyện văn hoàn toàn giống nhau.

Ở câu thứ hai của cả hai Ngài, chúng ta phải đặc biệt lưu ý, Ngài Phổ Hiền nói: Tận trừ nhất thiết chư chướng ngại, còn Ngài Văn Thù nói diệt trừ chư chướng ngại. Như vậy có thể thấy chướng ngại của các Ngài diệt trừ hết rồi, còn chướng ngại của chúng ta hiện tiền vẫn có. Vậy thì chúng ta muốn cầu vãng sanh, nhất định chúng ta phải học Bồ Tát đem chướng ngại buông xả.

Chướng ngại là cái gì?

Là phiền não, tập khí vô lượng vô biên.

Phật đem nó phân thành ba loại lớn, đó là: Vô minh phiền não, trần sa phiền não, kiến tư phiền não.

Phật lại nói với chúng ta, trong ba loại phiền não lớn này thì: Vô minh chướng ngại tự tánh, không thể thấy tánh, trần sa chướng ngại trí huệ, kiến tư phiền não tạo thành thập pháp giới, sáu cõi luân hồi. Kiến tư phiền não đoạn rồi thì luân hồi không còn, luân hồi là giả, hay nói cách khác kiến tư phiền não không phải là thật.

Vì sao có sáu cõi luân hồi?

Bởi vì bạn có kiến tư phiền não.

Vì sao có pháp giới Tứ Thánh?

Bởi vì bạn có vô minh phiền não. Vô minh phiền não biến hiện ra pháp giới Tứ Thánh, còn kiến tư phiền não biến hiện ra sáu cõi luân hồi. Kiến tư đoạn hết rồi thì sáu cõi không còn, vô minh phá rồi thì thập pháp giới không còn.

Thập pháp giới không còn thì cái gì xuất hiện?

Cõi Thật báo xuất hiện. Cõi Thật báo là tự tánh biến hiện ra, vô minh phiền não tuy là phá rồi nhưng vẫn còn vô minh tập khí, nên bốn mươi mốt phẩm vô minh tập khí thảy đều phải đoạn hết. Đoạn hết rồi, vậy thì chúc mừng bạn, quay về tự tánh rồi.

Quay về tự tánh chính là chứng đắc, đây chính là như trên Kinh Hoa Nghiêm đã nói: Diệu Giác quả vị, vô thượng bồ đề chân thật, chúng ta không thể không biết.

Những phiền não này có thể phá không?

Có thể! Tịnh Tông có phương pháp vô cùng xảo diệu. Hay nói cách khác trong tám vạn bốn ngàn pháp môn không có, chỉ có Tịnh Tông có.

Vì sao vậy?

Tịnh Tông được A Di Đà Phật oai thần bổn nguyện gia trì cho nên bạn có thể thành tựu. Cái phương pháp này của Tịnh Tông rất đơn giản, đó là bốn chữ tín, nguyện, trì danh. Bạn chân thật tin tưởng đối với Bộ Kinh Điển này, rõ ràng những đạo lý trong Kinh Điển đã nói, thông đạt phương pháp trong Kinh Điển đã dạy, bạn Lão thật, thành thật mà làm theo thì ngay đời này chắc chắn thành công.

Chúng ta xem thấy Chùa Phật Lai Nam Dương ở trên cái đĩa đó, cả ba người đều là dùng cái phương pháp tín, nguyện, trì danh này mà thành tựu viên mãn. Lần lượt tuần tự cả ba vị này, vị thứ nhất Pháp Sư Hải Khánh, vị thứ hai là mẫu thân của Pháp Sư Hải Hiền, vị thứ ba chính là Pháp Sư Hải Hiền.

Ba người này đều là người không biết chữ, đều không có đi học, nhưng họ cùng đầy đủ một tiêu chuẩn, là cái gì?

Đều là người thành thật, đều là người biết nghe lời, đều là người thật làm.

Họ làm sao có thể thành công?

Chính là nhờ ba cái điều kiện này thật thà, nghe lời, thật làm.

Vậy chúng ta thử nghĩ xem, sáu chữ này chúng ta có hay không?

Họ đều là người chân thật tin tưởng. Lão Hoà Thượng Hải Hiền vào lúc mười tám tuổi bị một trận bệnh, trên đầu gối nổi lên cái bướu độc, gần như là lấy đi cái mạng. Mẫu thân đến khắp nơi tìm Thầy, tìm thuốc, kết quả thảy đều vô hiệu. Tuy Ngài rất trẻ tuổi, mới mười tám tuổi, nhưng Ngài giác ngộ rồi, diệu dược khó trị được bệnh oan nghiệp.

Ngài hiểu rõ được cái đạo lý này, thế là buông bỏ thuốc thang, không đi tìm thầy thuốc nữa, cũng không cần tìm thuốc, Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi cứu khổ cứu nạn, Ngài có lòng tin, Ngài không có hoài nghi, chân thật tất cả buông xả, niệm Thánh Hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát, nhất tâm chuyên niệm.

Niệm được hơn một tháng, bướu độc trên chân quả nhiên không thuốc mà tự lành, hết rồi. Từ đó về sau Ngài càng tin tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát.

Trên Kinh Điển Phật, Bồ Tát đã nói đều là lời chân thật, chắc chắn không có vọng ngữ, không có gạt người, chỉ cần bạn chân thành tin tưởng, bạn liền sẽ được lợi ích. Ngài đích thân làm ra cho chúng ta xem, niệm qua một tháng, bệnh liền khỏi rồi.

Năm xưa, cư sĩ Lưu Tố Vân ở Đông Bắc bị bệnh ban đỏ, loại bệnh độc này phương Bắc có, phương Nam chúng ta chưa thấy qua. Bệnh này còn nghiêm trọng hơn so với ung thư, đó là bệnh mất mạng.

Cư sĩ Lưu Tố Vân học Phật rồi, không nhớ đến cái bệnh đó nữa, trong tâm chỉ có Phật hiệu, chỉ có Kinh Vô Lượng Thọ, cô là một môn thâm nhập, trường kỳ huân tu.

Bộ Kinh Vô Lượng Thọ này, cô tìm được một bộ đĩa mà tôi giảng từ rất sớm, đại khái giảng mất hơn một trăm giờ. Mỗi ngày cô nghe một đĩa, một đĩa là một giờ đồng hồ, nhưng một đĩa cô nghe mười lần.

Hay nói cách khác mỗi ngày nghe Kinh nghe mười lần, mười lần chính là một giờ đồng hồ lập lại mười lần, trường kỳ huân tu. Một ngày nghe một đĩa, sau khi nghe xong một bộ thì nghe lại từ đầu, nghe hết mười năm.

Tôi tin tưởng cô ấy được niệm Phật tam muội, tuy chưa triệt ngộ, không đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, nhưng tôi tin tưởng cô có ngộ lớn. Cho nên có rất nhiều Kinh Điển cô chưa từng học qua nhưng cô cũng có thể giảng, giảng được rất hay.

Đây nói rõ cái gì?

Nói rõ cô có chỗ ngộ, nói rõ cô được tam muội. Tam muội cạn sâu cũng là ngàn vạn khác biệt, nhưng nếu không được tam muội thì không thể sanh trí tuệ. Người sanh trí tuệ, không luận xem thấy thứ gì lạ.

Những thứ chưa từng thấy qua, vừa thấy thì tường tận, như người xưa chúng ta nói: Kỳ nghĩa tự kiến, tự kiến chính là khai ngộ. Kinh Điển nói ý nghĩa đó bạn tự nhiên hiểu rõ, cho nên chướng ngại chúng ta phải viễn ly. Đối với tất cả pháp thế xuất thế gian, tâm lượng không chấp trước, tâm lượng không nên phân biệt.

Vì sao vậy?

Phân biệt chấp trước chính là chướng ngại nghiêm trọng. Không chấp trước, tâm thanh tịnh hiện tiền, không phân biệt tâm bình đẳng hiện tiền. Tâm thanh tịnh là A La Hán, Bích Chi Phật, các Ngài chứng được Tiểu Thánh. Tâm bình đẳng là Bồ Tát chứng được.

Vậy bạn cần phải tu cái gì?

Chính là ngay trong cuộc sống thường ngày, tu sửa quan niệm ngôn hạnh sai lầm của chúng ta. Quan niệm rất quan trọng, nếu quan niệm chính xác thì ngôn hạnh tự nhiên liền chánh, sẽ không có tà lệch. Kinh Luận đích thực là tiêu chuẩn giúp đỡ chúng ta tu sửa hành vi.

Chúng ta khởi tâm động niệm có tương ưng với Phật đã nói hay không?

Tương ưng thì chánh tri chánh kiến, ba nghiệp thân khẩu ý của bạn là chánh hạnh. Nếu như trái ngược với Kinh Giáo, đó là tà tri tà kiến, ngôn hạnh liền sai lầm. Nhất định phải lấy Kinh Giáo làm tiêu chuẩn. Trên Kinh này, thảy đều đầy đủ Kinh, Luật, Luận, y theo Bộ Kinh này mà tu hành thì đủ rồi.

Ở vào cái thời đại này tri thức bùng phát, quan niệm hành vi sai lầm nơi nơi đều có, người chánh tri chánh kiến càng ngày càng ít đi. Sơ học chúng ta, không có năng lực phân biệt phải quấy tà chánh.

Vậy thì ta phải làm sao?

Có Kinh Vô Lượng Thọ thì được rồi. Kinh Vô Lượng Thọ chính là tiêu chuẩn, trên Bộ Kinh này chủ trương trì giới, niệm Phật. Từ phẩm ba mươi hai đến phẩm ba mươi bảy là giới luật, tường tận nói rõ ngũ giới, thập thiện, nói được rất rõ ràng.

Chúng ta từ khởi tâm động niệm đều không phạm ngũ giới, thập thiện, vậy thì con người này chính là trên Kinh đã nói là: Thiện nam tử, thiện nữ nhân. Cái thiện này là có tiêu chuẩn, không phải tuỳ tiện nói. Dùng cái tâm thiện này để niệm Phật, chắc chắn được sanh Tịnh Độ.

Cho nên chúng ta phải chăm chỉ nỗ lực, ở ngay trong cuộc sống, ngay trong công việc, đối nhân xử thế tiếp vật, thực tiễn ngũ giới, thập thiện, thực tiễn Tam phước, Lục hoà, thì đây là đệ tử Di Đà chân chánh, vãng sanh liền không có chướng ngại.

Tôi nói giới luật rất đơn giản, đồng tu Tịnh Tông Học Hội, chúng ta cùng nhau tu học, hy vọng tương lai vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, giới luật cần phải tuân thủ là Tịnh nghiệp tam phước, Ngũ giới, Thập thiện, Lục hoà, Lục độ, Thập nguyện Phổ Hiền.

Đủ rồi! Không dùng nhiều hơn. Những điều này chúng ta thảy đều có thể làm đến được thì quyết định được sanh.

Vì sao vậy?

Chướng ngại trừ hết rồi, chúng ta cũng giống như Bồ Tát vậy, hoa khai kiến Phật, thấy được A Di Đà Phật, sanh đến Thế Giới Cực Lạc.

***