Ñeä Töû Quy laø tri thöùc cuûa ngöôøi xöa ñeå laïi.
Toå Tieân nhaân haäu giuùp ñôõ cho neân
Quoác Gia, xaõ hoäi, ñôøi soáng cuûa Quyù vò
khi thöïc haønh seõ ñöôïc keát quaû toát ñeïp

detuquy.edu.vn

TRONG KHIÊM TỐN HIỂN LỘ TÁNH ĐỨC, TỪ LỄ TÁN HIỂN LỘ ĐỨC HẠNH, TRÍ HUỆ CHÂN THẬT TRONG TỰ TÁNH

TRONG KHIÊM TỐN HIỂN LỘ

TÁNH ĐỨC, TỪ LỄ TÁN HIỂN LỘ

ĐỨC HẠNH, TRÍ HUỆ CHÂN THẬT

TRONG TỰ TÁNH

Giảng giải: Hòa Thượng Tịnh Không
 

Thanh Lương Đại Sư khi giảng tựa đề Kinh Tứ Thập Hoa Nghiêm đã nói một câu: Thích Ca Mâu Ni Phật giảng Kinh, thuyết pháp trong bốn mươi chín năm, hết thảy các Kinh mà Ngài đã nói đều do Cổ Phật đã nói, Phật Thích Ca chẳng nói Kinh nhiều hơn Cổ Phật một chữ.

Chúng ta có thể tin tưởng điều này hay chăng?

Trước Đức Phật Thích Ca, chẳng nghe nói tới một vị nào, về sau, Đức Phật dạy chúng ta: Ngài là vị Phật thứ tư trong hiền kiếp.

Nhưng thời gian mỗi vị Phật xuất thế rất ngắn, thời gian không có Phật rất dài, cớ sao Kinh do Phật Thích Ca đã nói chính là Kinh do Cổ Phật đã nói?

Ngài kiến tánh, Cổ Phật cũng kiến tánh, kiến tánh bèn là Phật Phật đạo đồng. Nếu là đạo đồng thì quý vị có thể nói những lời do bản thân Đức Thích Ca Mâu Ni Phật đã nói chính là lời giảng của Cổ Phật.

Cũng có thể nói như thế này: Những gì Cổ Phật đã giảng chính là lời giảng của Thích Ca Mâu Ni Phật, các Ngài là một, không hai. Mê mới có một, hai. Khi ngộ, chẳng còn nữa.

Tướng được biểu thị ấy rất hay, hình tướng được biểu thị trở về tánh đức, chẳng có chính mình, giống như Khổng Lão Phu Tử đã biểu thị cho chúng ta thấy, lẽ nào Ngài chẳng phải là Phật, Bồ Tát.

Thuật nhi bất tác, tín nhi hiếu cổ thuật lại chứ không trước tác, tin tưởng, chuộng cổ, Ngài khai ngộ, cổ nhân cũng khai ngộ, những thứ của cổ nhân chính là của Ngài, những thứ của Ngài cũng là của cổ nhân.

Ngài không nói tới chính mình, Ngài nói hết thảy những thứ của ta toàn là của cổ nhân, phá trừ cái tâm ngạo mạn của chúng sanh, dụng ý ấy quá tuyệt.

Dụng ý ấy có công đức chân thật, hiện thân thuyết pháp. Chúng sanh chưa buông những phiền não, tham, sân, si, mạn này xuống được, Đức Thế Tôn hiển thị thái độ ấy, Khổng Tử giảng những điều này, nếu chúng ta hiểu ý Ngài hãy nên cảm ơn, Ngài chỉ dạy chúng ta khiến cho chúng ta triệt để buông tham, sân, si, mạn xuống, chính mình khiêm tốn, tôn trọng người khác, tự tha bất nhị.

Từ trong khiêm tốn mới hiển lộ tánh đức. Từ lễ tán, hiển lộ đức hạnh và trí huệ chân thật trong tự tánh. Các Ngài hiện thân thuyết pháp nhằm dạy chúng ta, chúng ta phải nên thấu hiểu.

***